Bệnh lạ: Bỗng nhiên chảy máu cam qua mặt và tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cô gái 21 tuổi đã rất khổ sở vì 3 năm liền đối phó với khuôn mặt lúc nào cũng đầy máu loãng. Hai bàn tay cô, thay vì ra mồ hôi, cũng chảy máu.
Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Canadian Medical Association Journal vừa xuất bản đã trình bày tình huống oái oăm của một phụ nữ Ý xin giấu tên. 
Cô gái 21 tuổi này đang phải đối phó với trầm cảm và nhiều vấn đề về tinh thần, bởi vài năm nay, cuộc sống, việc học tập, công việc của cô hoàn toàn bị đảo lộn khi cơ thể thường xuyên xuất hiện nhiều máu tươi.
Nữ bệnh nhân với khuôn mặt thường xuyên ướt đẫm máu - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Nữ bệnh nhân với khuôn mặt thường xuyên ướt đẫm máu - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc gia thuộc Trung tâm Truyền thông Sức khỏe di truyền và bệnh học (Ý), nữ bệnh nhân gặp tình huống này đã 3 năm, mỗi lần chảy máu kéo dài từ 1 đến 5 phút. Khuôn mặt và hai bàn tay cô lập tức đẫm máu tươi, y như trong các bộ phim kinh dị. Máu chảy nhiều hơn những khi cô đang căng thẳng.
Trước đó, hiện tượng khóc ra máu, đổ mồ hôi có lẫn máu từng được báo cáo trên thế giới và được cho là triệu chứng cấp tính, thường kéo dài vài ngày, vài tuần và liên quan đến một giai đoạn căng thẳng của bệnh nhân. Tuy nhiên, chưa có lời khẳng định rõ ràng nào về nguyên nhân chính xác của bệnh.
Cô gái Ý này có lẽ là trường hợp nghiêm trọng nhất, với thời gian quá dài và lượng máu chảy ra nhiều, không chỉ thấm một ít như mồ hôi.
Các bác sĩ đã chẩn đoán cô thực sự bị chảy máu cam do hiện tượng các mao mạch dưới da vỡ ra và thấm qua những vùng da hoàn toàn lành lặn. Một vài loại thuốc hướng thần được kê toa cho bệnh nhân, nhằm chống trầm cảm và giúp tâm trạng cô tốt hơn. Hiện tượng chảy máu có giảm nhưng vẫn không dừng lại.
Bệnh nhân được phát hiện có triệu chứng xơ vữa động mạch khá rõ ràng, huyết áp không ổn định. Các chuyên gia cho rằng những điều này và hiện tượng chảy máu qua da có liên quan.
Các bác sĩ vẫn đang đau đầu cố tìm cách giúp cô gái trẻ lấy lại cuộc sống bình thường.
A. Thư (Newsweek/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.