Bên bờ vực phá sản, Vietnam Airlines muốn tiết kiệm khoảng 9.450 tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vietnam Airlines đặt mục tiêu trong năm 2021, dù vẫn chìm trong khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục tiết kiệm khoảng 9.450 tỷ đồng.

Dịch Covid-19 đã làm cho "sức khoẻ" của các hãng hàng không Việt Nam suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán, Vietnam Airlines đang ở mức cực kỳ báo động với rủi ro đứng bên bờ vực phá sản. Để duy trì hoạt động Vietnam Airlines đang tiết kiệm các khoản chi tiêu để tìm giải pháp hồi phục.

Để "gồng mình" thoát qua khỏi những khó khăn, đến nay, Vietnam Airlines đã phải mời đấu giá 11 chiếc máy bay thân hẹp A321, một phần trong kế hoạch làm mới đội bay cũng như cải thiện dòng tiền của hãng.

Bên cạnh đó, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng đặt mục tiêu trong năm 2021, dù vẫn chìm trong khó khăn, nhưng Vietnam Airlines vẫn tiếp tục tiết kiệm khoảng 9.450 tỷ đồng.

 

Hãng hàng không Vietnam Airlines.
Hãng hàng không Vietnam Airlines.


Với mục tiêu được đặt ra, Vietnam Airlines thực hiện giải pháp tự thân tiết kiệm 6.066 tỷ đồng gồm: giảm chi phí và sửa chữa bảo dưỡng máy bay (gần 5.300 tỷ đồng), tổ chức lại lao động và tổ chức lại sản xuất như giảm 4 đầu mối Ban/đơn vị ở cấp Tổng công ty và khoảng 70 đầu mối cấp phòng ở các cơ quan, đơn vị, qua đó tiết giảm được trên 800 tỷ đồng.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết cuối năm 2020, gói giải pháp hỗ trợ 12.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua để bù đắp thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu cho Vietnam Airlines.

Đến nay, gói hỗ trợ cho vay tái cấp vốn (4.000 tỉ đồng) đã hoàn tất toàn bộ các hành lang pháp lý cần thiết và dự kiến có thể giải ngân vào đầu tháng 7/2021 cùng điều kiện hãng này vẫn phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp tự thân và đàm phán đạt kết quả với các nhà cung ứng để ứng phó với đại dịch Covid-19. Phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (8.000 tỉ đồng) đang được triển khai các bước cần thiết theo quy định.

Việc tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines cũng đã được Chính phủ làm việc với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Vietnam Airlines để giải quyết nhanh, dứt điểm các khó khăn liên quan đến hỗ trợ Vietnam Airlines.

Được biết, đã có ba ngân hàng SeABank, MSB, SHB, cam kết tài trợ cho Vietnam Airlines vay với tổng số tiền là 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Nhằm sớm giải "cứu" Vietnam Airlines các tổ chức tín dụng và Vietnam Airlines đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân vào đầu tháng 7.

 


Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, số lỗ của quý I/2021 của Vietnam Airlines sẽ ở mức 4.800 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.

Trong khi các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỉ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp, hoặc không gia hạn, cấp tiếp hạn mức tín dụng.

Đáng lo ngại, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines còn đang đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng…

Theo THẾ ANH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.