Bé trai ăn nhầm thuốc diệt chuột vì tưởng là kẹo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 19/8, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết vừa tiếp nhận bé trai 2 tuổi bị ngộ độc nặng do ăn nhầm phải thuốc diệt chuột vì tưởng là kẹo.

Theo BS Ngô Thị Thanh Thủy, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật với chẩn đoán bị ngộ độc hóa chất.

Khai thác bệnh sử từ phía gia đình ghi nhận, trước đó bé đã ăn nhầm thuốc diệt chuột có dạng viên màu hồng vì nhầm tưởng là kẹo. Đây là thuốc được người nhà mua về với ý định sử dụng để diệt chuột nhưng chưa dùng và sơ ý để trong tầm tay của trẻ.

Bệnh nhi đã may mắn được người nhà phát hiện và khẩn cấp đưa đến bệnh viện. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã thực hiện nhiều giải pháp cấp cứu, rửa dạ dày, dùng chất đối kháng với chất độc của thuốc diệt chuột. Sau nhiều ngày được cấp cứu, điều trị tích cực, bệnh nhi đã qua được nguy kịch.

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc diệt chuột dạng viên, rất dễ khiến trẻ nhầm lẫn là kẹo

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc diệt chuột dạng viên, rất dễ khiến trẻ nhầm lẫn là kẹo

Từ trường hợp trên, BS Thanh Thủy cảnh báo, ngộ độc là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong ở trẻ trong nhóm tai nạn thương tích, chỉ xếp sau đuối nước và tai nạn giao thông.

Các tình huống ngộ độc ở trẻ phần lớn qua đường tiêu hoá, ít gặp hơn là ngộ độc qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua da.

Theo BS Thanh Thủy, tình huống ngộ độc qua đường tiêu hoá ở trẻ, tác nhân hàng đầu là do các loại hóa chất như dược - mỹ phẩm, tiếp đến là nhóm hoá chất tẩy rửa và sau cùng là nhóm hoá chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Ngộ độc hoá chất có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhóm trẻ dưới 6 tuổi thường chiếm tỷ lệ cao nhất do uống nhầm hoá chất.

Bác sĩ lưu ý phụ huynh cần nghĩ ngay đến khả năng trẻ bị ngộ độc khi phát hiện trẻ đã tiếp xúc hoặc ăn, uống nhầm hoá chất. Kèm theo đó còn có các dấu hiệu bất thường về hô hấp và thần kinh. Thời gian vàng để loại bỏ hóa chất ra khỏi cơ thể là từ 1 đến 3 giờ. Phụ huynh nên bình tĩnh đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ kiểm tra, can thiệp. Tuyệt đối không gây nôn cho trẻ khi sơ cứu tại nhà vì thao tác sai có thể khiến bệnh trở nặng.

Để tránh những vụ việc tương tự, khi sử dụng hóa chất, người lớn cần đựng trong các chai lọ chuyên dụng để lưu trữ, tránh chiết hay để hoá chất vào các vật dụng bắt mắt hoặc có dán nhãn thông thường như nước, sữa. Cần để các hoá chất ở xa tầm tay của trẻ.

Theo Vân Sơn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám sức khoẻ cho đoàn cán bộ cấp cao Vương quốc Campuchia

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám sức khoẻ cho đoàn cán bộ cấp cao Vương quốc Campuchia

(GLO)- Nhân dịp đoàn cán bộ cấp cao 3 tỉnh gồm: Preah Vihear, Stung Treng và Ratanakiri- Vương quốc Campuchia đến thăm, làm việc; chiều 23-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã tiếp và dẫn đoàn tham quan và thăm khám sức khoẻ tổng quát tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

(GLO)- Sáng 18-5, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam (Viện Phương Nam) khai giảng khoá tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”. Tham dự có ông Lý Minh Thái- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, lãnh đạo Viện Phương Nam và đông đảo học viên.