Bầu Đức thay đổi, vì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lần lượt rút khỏi mảng bất động sản, thủy điện vào năm 2019 rồi bán bớt mảng nông nghiệp ở năm 2021, hiện bầu Đức tính tới việc bán Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai cùng với CLB bóng đá - dù trước đó đây là hai tài sản không sinh lời mà ông quyết tâm giữ lại bằng mọi giá.

Bầu Đức thay đổi

Tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) tổ chức mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG - cho biết, trong quý quý IV, công ty sẽ bán bệnh viện. Công ty đã có đối tác muốn mua nhưng theo nguyên tắc bảo mật, mọi thứ đang trong vòng đàm phán nên công ty không thể tiết lộ.

Đây là bệnh viện đa khoa được thành lập dựa trên sự hợp tác của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và Hoàng Anh Gia Lai. Bệnh viện này ở trung tâm TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đi vào hoạt động từ đầu năm 2012. Hiện nay, bệnh viện có 11 khoa nội trú, 6 phòng chức năng và 20 phòng khám chuyên khoa.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thu 180 tỷ đồng từ việc bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thu 180 tỷ đồng từ việc bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.

Đây không phải lần đầu tiên bầu Đức phải bán bớt tài sản trong năm nay để trả nợ. Hồi giữa tháng 10, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh tháng 9 với thông tin nổi bật là có thêm khoản thu khác từ việc thanh lý tài sản 180 tỷ đồng. Đây chính là số tiền Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thu về từ việc bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai. Điều này cũng được bầu Đức xác nhận tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư mới đây.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai hoạt động từ năm 2005 và là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên với 117 phòng ngủ. Để có nguồn tiền trả nợ lô trái phiếu HAGLBOND16.26, buộc HAG phải bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.

Đầu năm 2023, HAG lên kế hoạch phát triển mảng chủ lực với 2 cây - 1 con (sầu riêng, chuối và heo), song song với việc cơ cấu nợ, xoá lỗ luỹ kế. Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai đã thống nhất quan điểm bán những tài sản không sinh lợi (nếu cần) để thu hồi vốn. Hiện tại, HAG còn hai mảng ngoài nông nghiệp là Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai và đội bóng Hoàng Anh Gia Lai.

Tuy nhiên, HAG sẽ có đợt phát hành riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu. Đối tác dự kiến mua là Công ty Chứng khoán LPBank (LPBS) 50 triệu cổ phiếu, Tập đoàn Thaigroup (Thaigroup) 52 triệu cổ phiếu và nhà đầu tư cá nhân Nguyễn Đức Quân Tùng (quyền Tổng Giám đốc LPBS) mua 28 triệu cổ phiếu. Số tiền thu về sẽ trả nợ gốc, lãi trái phiếu, tăng vốn công ty con.

Cả LPBS và Thaigroup đều liên quan đến LPBank của bầu Thụy - người được bầu Đức lựa chọn để song hành tại CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Mới đây, đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai đã đổi tên thành LPBank Hoàng Anh Gia Lai, gắn với đối tác của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LPBank. Đây là lần đầu tiên kể từ khi lên V-League, đội bóng của bầu Đức đổi tên.

Ngay cả CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - tài sản không sinh lời mà bầu Đức quyết tâm giữ lại bằng mọi giá cũng đang tính tới chuyện đổi chủ.

Ngay cả CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - tài sản không sinh lời mà bầu Đức quyết tâm giữ lại bằng mọi giá cũng đang tính tới chuyện đổi chủ.

Trước đây, Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai cùng với CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai là hai tài sản không sinh lời mà bầu Đức quyết tâm giữ lại bằng mọi giá. Dù ở thời điểm khó khăn nhất, kể cả khi gánh khoản nợ hàng chục nghìn tỷ đồng, bầu Đức chưa từng đưa 2 mảng này vào kế hoạch tái cơ cấu hay thoái vốn.

Tuy nhiên, trước áp lực trả hết nợ vào năm 2025, quyết tâm của bầu Đức đã thay đổi. Như vậy, sau 22 năm tâm huyết và rót 2.000 tỷ đồng vào phát triển bóng đá, Hoàng Anh Gia Lai có thể chia tay bóng đá vì rốt ráo trả nợ bằng mọi phương án.

Rút khỏi mảng bất động sản

Trong quá khứ, bầu Đức đã nhiều lần bán ra các tài sản có giá trị mà mình dày công gầy dựng. Từng là một trong những đại gia có tiếng trên thị trường bất động sản, bầu Đức đã liên tục bán tài sản, xoay sở dòng tiền để trả nợ sau lần thất bại với mảng nông nghiệp.

Điển hình là giai đoạn 2010 - 2012, HAG bán bán Hoàng Anh Gia Lai Resort Đà Lạt và Quy Nhơn. Cụ thể, từ năm 2010, khi ngành bất động sản gặp khó khăn, HAG đã bán Khu nghỉ dưỡng Hoàng Anh Gia Lai Resort Quy Nhơn cho bên thứ ba với giá bán là 175 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi ròng hơn 99 tỷ đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG.
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG.

Đến năm 2012, HAG hoàn tất bán Hoàng Anh Gia Lai Resort Đà Lạt. Thương vụ này không được công bố rộng rãi nhưng báo cáo tài chính năm 2012 ghi nhận Hoàng Anh Gia Lai Resort Đà Lạt dưới dạng khoản đầu tư ngắn hạn trị giá gần 82 tỷ đồng, đã được chấp thuận để thanh lý cho một bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý.

Giai đoạn 2006 - 2012, bất động sản trở thành lĩnh vực chủ lực của Hoàng Anh Gia Lai và luôn dẫn đầu trong doanh thu hàng năm. HAG ra mắt thị trường bất động sản bằng một loạt các dự án cao cấp, như Hoàng Anh Gia Lai Resort Quy Nhơn, Hoàng Anh Gia Lai Resort Đà Lạt, Hoàng Anh Gia Lai Hotel Pleiku...

Hoàng Anh Gia Lai cũng là chủ đầu tư của nhiều dự án căn hộ cao cấp trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) và nhiều quận khác ở TPHCM, như New SaiGon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2 cũ), Phú Hoàng Anh giai đoạn 1 (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh Gold House (quận 7)…

Đến năm 2019, Hoàng Anh Gia Lai chính thức rút khỏi mảng bất động sản bằng việc bán Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre cho Thaco. HAG đầu tư sang thị trường Myanmar bằng dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre với cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao, đi vào hoạt động từ tháng 8/2016.

Thời điểm khởi công dự án, giá cho thuê bình quân của phân khúc văn phòng cao cấp ở Yangon lên tới 80 USD/m2/tháng, giá cho thuê bình quân của phân khúc khách sạn 250 USD/phòng/đêm, căn hộ dịch vụ từ 2.300 - 12.500 USD/căn/tháng.

Hoàng Anh Gia Lai từng rất kỳ vọng vào hiệu quả của dự án này. Tuy nhiên, trong công cuộc tái cơ cấu, HAG buộc phải dừng cuộc chơi bất động sản tại Myanmar.

Vào tháng 9/2019, Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai đã thông qua nghị quyết bán hơn 196 triệu cổ phần, tương đương gần 48% vốn điều lệ tại Hoàng Anh Gia Lai Land cho Công ty Đại Quang Minh với giá trị hợp đồng chuyển nhượng gần 2.778 tỷ đồng.

Năm 2019, Hoàng Anh Gia Lai chính thức rút khỏi mảng bất động sản bằng việc bán Hoàng Anh Gia Lai Myanmar centre cho Thaco.

Năm 2019, Hoàng Anh Gia Lai chính thức rút khỏi mảng bất động sản bằng việc bán Hoàng Anh Gia Lai Myanmar centre cho Thaco.

Hoàng Anh Gia Lai Land là công ty quản lý mảng bất động sản của HAG với dự án chính là Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre tại thành phố Yangoon, Myanmar. Đây cũng là dự án bất động sản cuối cùng của Hoàng Anh Gia Lai. Với việc hoàn tất bán hết số cổ phần còn lại, bầu Đức đã rút khỏi mảng bất động sản.

Cũng trong năm 2019, HAG còn rút khỏi mảng thủy điện, chuyển nhượng hơn 248 triệu cổ phần, tương đương 99,4% vốn điều lệ đang sở hữu tại Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai cho đối tác. Theo báo cáo tài chính quý III/2019, giá trị gốc của khoản đầu tư tại Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai là 2.532 tỷ đồng nhưng HAG đã trích lập dự phòng gần 755 tỷ đồng.

Hai năm sau, vào năm 2021, HAG quyết định bán tại Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HNG) cho Thaco. HNG sở hữu diện tích đất hơn 60 ha nhưng cũng là cục nợ của HAG trong cuộc chuyển hướng qua làm cao su, cọ dầu.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này