"Bật mí" bí quyết trường thọ của người Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo WHO, người dân Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất nhờ chế độ ăn và thói quen dùng các loại đồ uống đặc biệt.
 
Người Nhật Bản sống thọ nhờ chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Ảnh: AFP
Người Nhật Bản sống thọ nhờ chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Ảnh: AFP
Một trong những loại đồ uống đặc biệt giúp tăng tuổi thọ của người Nhật Bản là trà xanh matcha. Tờ Express dẫn nguồn dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, thức uống thần kỳ được người Nhật ưa chuộng vì nó giúp làm chậm tốc độ lão hóa, ngăn ngừa một số bệnh, giữ cho cơ thể hoạt động tốt và giúp tăng tuổi thọ.
Lịch sử của matcha ra đời cách đây gần 1.000 năm từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Trong thời gian này, lá trà xanh đã được tán thành bột và đóng thành từng bánh như viên gạch. Bằng cách này, chè xanh được vận chuyển dễ dàng hơn và có thể là nguyên liệu thay thế có giá trị.
Matcha chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin A, B, C và E. Nó cũng chứa chất xơ, kẽm, kali, canxi, natri và sắt, tất cả đều giúp tăng tuổi thọ.
Khác với trà thông thường, matcha làm từ lá trà non và được nghiền thành một loại bột có màu xanh lục sáng. Bột sau đó được đánh bông với nước nóng.
Louise Cheadle, đồng tác giả “The Book of Matcha” (Cuốn sách về matcha), cho biết: Uống trà xanh “hơi giống như luộc rau bina, vứt bỏ rau bina và chỉ uống nước. Bạn sẽ nhận được một số chất dinh dưỡng, nhưng bạn đang bỏ đi phần tốt nhất, tuy nhiên, với matcha, bạn uống cả lá trà”.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện ra rằng loại thức uống truyền thống này trong nghi lễ trà đạo Nhật Bản còn có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm đường huyết, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa các nguy cơ ung thư, tiểu đường và béo phì.
Một nghiên cứu được công bố trên Viện Y tế Quốc gia Mỹ của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, cho biết, trà xanh là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Do tỉ lệ tiêu thụ trà xanh cao ở người dân những nước này, nên ngay cả những tác động nhỏ đối với cá nhân cũng có thể có tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Tháng 9 vừa qua, Nhật Bản mới cập nhật kỷ lục về số người sống thọ. Cụ thể, tỉ lệ người Nhật Bản thọ từ 100 tuổi trở lên là 1 trên 1.500 người.
SONG MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.