Báo động ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lây lan nhanh ở VN,Campuchia,Thái Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các dòng ký sinh trùng gây bệnh sốt rét kháng nhiều loại thuốc khác nhau đang lây lan nhanh chóng khắp Đông Nam Á, dẫn đến tỷ lệ điều trị thất bại “cao kỷ lục” khi sử dụng nhóm thuốc tuyến đầu.
 
Muỗi lây truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ảnh: Reuters
Trong hai báo cáo đăng tải trên chuyên san The Lancet Infectious Diseases hôm 23.7, các chuyên gia công bố phát hiện mới cho thấy tại nhiều khu vực ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, giờ đây có đến 80% số ký sinh trùng gây bệnh sốt rét phổ biến nhất đã kháng được 2 loại thuốc sốt rét thường được bác sĩ kê đơn.
Bên cạnh đó, chi ký sinh trùng Plasmodium falciparum cũng kháng được khoảng 50% số trường hợp sử dụng một trong những tổ hợp thuốc mới và lâu nay chứng tỏ hiệu quả điều trị cao nhất.
“Những phát hiện đầy quan ngại trên cho thấy tình trạng ký sinh trùng P falciparum kháng đa thuốc đang trở nên nghiêm trọng ở Đông Nam Á kể từ năm 2015”, theo AFP dẫn đồng tác giả cuộc nghiên cứu Olivo Miotto thuộc Viện Wellcome Sanger và Đại học Oxford (Anh).
Tiến sĩ Miotto cảnh báo chi ký sinh trùng này có năng lực chiếm đóng những lãnh địa mới và thu thập được các đặc điểm di truyền càng làm chúng thêm nguy hiểm hơn trước.
Tình trạng kháng thuốc trên từng xảy ra đối với dòng thuốc tuyến đầu là chloroquine vào thập niên 1980, khiến hàng triệu ca tử vong ở khắp châu Phi vào thời điểm đó.
Hiện hơn 200 triệu người bị nhiễm ký sinh trùng P falciparum, chiếm đến 9 trong số 10 trường hợp thiệt mạng vì bệnh sốt rét trên toàn cầu.
Trước đó, một hỗn hợp thuốc DHA-PPQ ban đầu chứng tỏ hiệu quả khi điều trị, nhưng các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu kháng thuốc vào năm 2013.
Tỷ lệ điều trị DHA-PPQ thất bại đã tăng đến 53% ở miền tây nam Việt Nam và 87% ở khu vực đông bắc Thái Lan.
Phi Yến (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.