Báo chí cùng bảo vệ di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những câu chuyện di sản dù rực rỡ, hay đáng tiếc được kể trên báo chí, cũng giúp di sản - công chúng - nhà quản lý gần nhau hơn.
 


Sát cánh

Ngày 15.6, tại Hà Nội, Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức hội thảo Báo chí với di sản văn hóa. Tại hội thảo, ông Triệu Văn Hiển, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử cách mạng, bắt đầu câu chuyện của mình về báo chí với di sản bằng kỷ niệm cũ. Đó là khoảng 1996 - 1997, Hà Nội chuẩn bị xây dựng khách sạn Hà Nội Vàng. Lúc đó có khoảng 140 bài báo, trên các báo lớn nói về sự kiện này. Tất cả báo lớn đều đồng loạt lên tiếng rằng thiết kế của khách sạn này ảnh hưởng tới không gian các di sản xung quanh. Sau đó, việc xây khách sạn Hà Nội Vàng dự kiến 10 tầng đã bị điều chỉnh. “Vai trò của báo chí rất quan trọng khi phản ánh việc xâm hại di tích, cùng cơ quan chức năng để bảo vệ di tích và di sản văn hóa”, ông Triệu Văn Hiển nói.

 

Hình ảnh công trình Panorama tại đèo Mã Pì Lèng được xây dựng trái phép ngay trong công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (di sản được UNESCO ghi danh) qua ống kính nhà báo Lưu Quang Phổ (Báo Thanh Niên)
Hình ảnh công trình Panorama tại đèo Mã Pì Lèng được xây dựng trái phép ngay trong công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (di sản được UNESCO ghi danh) qua ống kính nhà báo Lưu Quang Phổ (Báo Thanh Niên)


Cũng theo ông Hiển, không phải đến bây giờ báo chí mới quan tâm đến di sản văn hóa. Ông cho biết dựa vào tư liệu ông có, trước 1945 đã có nhiều tờ báo quan tâm tới di sản. “Tất nhiên, di sản không phải là cái di tích đình chùa hay hiện vật cụ thể, nhưng thông qua báo chí bấy giờ đã nói được nhiều đến di sản, đặc biệt là đề cao di sản phi vật thể. Năm 1918, chúng ta đều biết có tờ báo Nữ giới chung của bà Sương Nguyệt Anh, có hẳn mục Vốn học và mục Nữ công gia chánh. Trong đó, mục Nữ công gia chánh giới thiệu các việc liên quan công việc phụ nữ trong gia đình, công dung ngôn hạnh. Tôi nghĩ đó là di sản phi vật thể”, ông Triệu Văn Hiển nói.

Ở giai đoạn hiện tại, báo chí cũng có những lan tỏa kiến thức về di sản như vậy. TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, cho biết ông đặc biệt ấn tượng với rất nhiều nhà báo, không quản thời gian, tranh thủ để tiếp cận, phỏng vấn những chuyên gia, sau những đợt công nhận bảo vật quốc gia và trong quá trình chúng phát huy. Qua đó, báo chí góp phần quảng bá những giá trị cho mỗi cổ vật hoặc sưu tập bảo vật, để công chúng hiểu rõ hơn giá trị cốt lõi của nó. Trên thực tế, Báo Thanh Niên chính là tờ báo có tuyến bài giới thiệu bảo vật quốc gia sớm nhất, ngay khi đợt công nhận bảo vật quốc gia đầu tiên công bố kết quả hồi 2011.

Đại diện của di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đánh giá cao sự lan tỏa giá trị của di sản qua báo chí truyền thông. Theo đó, trước đây di tích này có lượng khách là người nước ngoài rất lớn. Khi dịch Covid-19 ập tới, khách nước ngoài giảm sút hẳn, bù lại khách trong nước lại tăng. Điều đó cũng nhờ sự lan tỏa về di tích này trên các tờ báo như Thanh Niên, Hà Nội mới, Văn hóa, Kinh tế đô thị…

Những cuộc “giải cứu” di sản cũng được PGS-TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nhắc tới. Đó là những bài báo phản ánh về hiện tượng xâm hại di sản văn hóa ở một số địa phương. Chẳng hạn như công trình trái phép Panorama tại đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang), việc cây cầu mọc xuyên lõi di sản văn hóa thế giới Tràng An (Ninh Bình), pho tượng Bà Chúa Xứ thứ hai được doanh nghiệp thi công chui trên núi Sam…

 

 Liễn, chất liệu gốm men trắng. Niên đại thế kỷ 11 - 12, thuộc bộ sưu tập tư nhân gốm An Biên vừa được công nhận Bảo vật quốc gia. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp
Liễn, chất liệu gốm men trắng. Niên đại thế kỷ 11 - 12, thuộc bộ sưu tập tư nhân gốm An Biên vừa được công nhận Bảo vật quốc gia. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp


Thông tin cần thông suốt và chất lượng

Ông Triệu Văn Hiển cũng nói đến chuyện một số nhà báo đôi khi vì thiếu hiểu biết mà tuyên truyền sai về di sản. “Nhà trai nhà gái vờ giành cô dâu, thì các bạn không hiểu lại gọi là cướp vợ. Cố gắng tránh dùng từ câu view. Đề nghị Hội Di sản văn hóa Việt Nam kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam truyền thụ thêm kiến thức để các bạn nhà báo hiểu sâu hơn, hiểu đúng hơn về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tôi cũng muốn các báo có chuyên đề sâu về di sản”, ông Hiển nói.

Khái niệm di sản, bảo tồn di sản cũng được xác định phạm vi rõ ràng hơn. Theo đó, nó không chỉ gói gọn trong các di tích mà đã mở ra rất nhiều. Chẳng hạn, có những di sản đô thị cũng cần được lưu ý tới khi các nhà máy xây dựng từ thời Pháp thuộc đang đối diện với việc phá bỏ đi xây mới hay bảo tồn. Khái niệm di sản kiến trúc xã hội chủ nghĩa cũng là một vấn đề mà thực tế đang đặt ra, khi các khu tập thể cũ, Cung thiếu nhi Hà Nội… đang xuống cấp nghiêm trọng. Điều đó, không chỉ là thách thức với các nhà báo mà cũng là câu hỏi cần giải đáp với các nhà nghiên cứu.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế, cho rằng kinh nghiệm của đơn vị này trong nhiều năm qua là tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý văn hóa, đơn vị bảo tồn, tu bổ di tích với các cơ quan thông tấn báo chí. Theo đó, báo chí là kênh thông tin đa chiều về các sự kiện, hoạt động liên quan đến quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Mặt khác, báo chí còn chủ động góp phần thiết thực vào việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách cũng như luật pháp liên quan đến di sản văn hóa. Vì vậy, cơ quan quản lý di sản và đơn vị trùng tu cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí tiến hành tác nghiệp, trao đổi thông tin thường xuyên với báo chí.


 


Hơn 300 hiện vật kể “Câu chuyện từ những dòng sông” xứ Huế
 
 Một hiện vật gốm thời kỳ nhà Nguyễn có niên đại từ thế kỷ 19 - 20 tại lễ trưng bày. Ảnh: Lê Hoài Nhân
Một hiện vật gốm thời kỳ nhà Nguyễn có niên đại từ thế kỷ 19 - 20 tại lễ trưng bày. Ảnh: Lê Hoài Nhân


Sáng 15.6, tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế, đơn vị này đã phối hợp với Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương tổ chức chương trình trưng bày Câu chuyện từ những dòng sông, với hơn 300 hiện vật gốm.

Chủ đề Sông Hương kể chuyện giới thiệu những hiện vật gốm thời Lý, Trần, Lê sơ cho đến nhà Nguyễn từ thế kỷ 11 cho đến thế kỷ 20 được tìm thấy dưới dòng sông Hương. Các hiện vật gốm thời kỳ này cũng mang nhiều nét đặc trưng gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam nói chung và người dân vùng đất cố đô nói riêng.

Chủ đề Dấu tích xưa bên dòng Ô Lâu giới thiệu bộ sưu tập gốm với các loại hình phong phú, có niên đại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 20 được phát hiện dưới dòng sông Ô Lâu, chủ yếu mang đặc trưng của lò gốm Phước Tích, Mỹ Xuyên. Những hiện vật này mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là minh chứng khẳng định cho sự phát triển các làng nghề truyền thống của vùng đất Thừa Thiên-Huế.

Trưng bày diễn ra đến ngày 15.7.2022.

 

Bùi Ngọc Long - Lê Hoài Nhân


Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.