Bác sĩ muốn bạn biết: 9 dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thấy đói run và mệt rã rời khi gần tới giờ ăn có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết.

Hạ đường huyết có thể dẫn đến cảm giác ăn bao nhiêu cũng không thấy đỡ đói ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hạ đường huyết có thể dẫn đến cảm giác ăn bao nhiêu cũng không thấy đỡ đói ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Heather Bartlett, từ Đại học Y tế và Sức khỏe Cộng đồng Wisconsin (Mỹ), cho biết hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu rất thấp, dưới 60, theo Bustle.
Riêng ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, thường có mức đường huyết cao hơn bình thường, vì vậy ngay cả khi giảm về mức bình thường như mọi người, cũng có thể gây ra triệu chứng hạ đường huyết.
Khi bị hạ đường huyết, não sản xuất adrenaline để ra hiệu cho gan tạo ra nhiều đường hơn nhằm bù đắp lại.
Và chính adrenaline và phản ứng của gan sẽ gây ra những triệu chứng của hạ đường huyết.
Ngoài bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có thể do chế độ ăn uống, một số loại thuốc, thiếu hụt hoóc môn hoặc enzyme… theo Harvard Health.
Phát hiện ra các dấu hiệu của hạ đường huyết có thể giúp tìm ra vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải và ngăn ngừa những nguy hiểm có thể xảy ra.
Sau đây là 9 dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết, theo Bustle.
1. Mệt rã rời
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, khi bị hạ đường huyết, não không có đủ lượng đường trong máu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của nó, sẽ dẫn đến cảm giác mệt rã rời và muốn ngủ ngay lập tức, theo Bustle.
2. Đau đầu
Đau đầu do hạ đường huyết thường là cảm giác đau nhói, âm ỉ ở thái dương. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây ra đau nửa đầu, kèm theo nhìn mờ, mệt rã rời.
3. Ăn bao nhiêu cũng không thấy đỡ đói
Hạ đường huyết có thể dẫn đến cảm giác ăn bao nhiêu cũng không thấy đỡ đói.
Tiến sĩ Katherine Araque, bác sĩ tại Trung tâm sức khỏe Providence Saint John (Mỹ), nói rằng khi mức đường hạ thấp, cơ thể sẽ bắt đầu giải phóng glucose từ gan khiến cơ thể thèm ăn để bù đắp lại.
4. Tim đập nhanh
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của hạ đường huyết là cảm giác tim đập rất nhanh.
Nguyên nhân cũng là do adrenaline khiến tim đập nhanh.
Nếu thấy tim mình đập nhiều hơn bình thường, có thể lượng đường trong máu đang chạm đáy.
5. Cảm thấy lạnh, nổi da gà
Theo Đại học Y Michigan (Mỹ), khi lượng đường trong máu giảm xuống, mặt có thể trở nên lạnh và nhợt nhạt.
Đây cũng là một tác dụng phụ của adrenaline, khiến máu chuyển hướng khỏi bề mặt da để đến các cơ quan quan trọng.
6. Chóng mặt
Theo tiến sĩ Shipley, giám đốc y tế tại Northwell Health (Mỹ), chóng mặt và choáng váng có thể xảy ra do lượng đường trong máu thấp.
Đây là giai đoạn cuối của các triệu chứng và thường đi kèm với sự nhầm lẫn và mệt mỏi.
Thậm chí có thể lảo đảo như say rượu.
7. Cảm giác ngứa ran xung quanh miệng
Theo Harvard Health, bỗng nhiên miệng hoặc môi ngứa ran, có thể chỉ ra đang bị hạ đường huyết.
Cũng có thể cảm thấy tê lưỡi hoặc có vị kim loại trong miệng. Bệnh viện Cedars Sinai (Mỹ) cho rằng, có thể các dây thần kinh trong miệng và lưỡi phản ứng kém với lượng đường trong máu thấp.
8. Đổ mồ hôi nhỏ giọt như mưa

Nếu bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi bất thường, sau đó có thể kèm theo ớn lạnh, đó là phản ứng phổ biến với adrenaline ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi bất thường, sau đó có thể kèm theo ớn lạnh, đó là phản ứng phổ biến với adrenaline ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Shipley cho biết, đổ mồ hôi nhiều bất thường khi không vận động có thể là triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu thấp.
Nếu bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi bất thường, sau đó có thể kèm theo ớn lạnh, đó là phản ứng phổ biến với adrenaline. Có thể đổ mồ hôi khắp cơ thể, từ nhẹ đến ướt đẫm, theo Bustle.
9. Đói run, bủn rủn tay chân
Tiến sĩ Koickel cho biết cảm giác đói run, bủn rủn tay chân là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của hạ đường huyết.
Khi lượng đường trong máu giảm xuống, có thể gặp những triệu chứng này, kèm theo lo lắng và nhịp tim nhanh.
Nguyên nhân cũng do phản ứng của adrenaline lên cơ thể. Hạ đường huyết thật đáng sợ, nhưng sẽ biến mất ngay sau khi ăn những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu trở lại, như uống nước đường, ăn chuối hoặc ăn kẹo, theo Bustle.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.