Bác sĩ chia sẻ những công dụng tuyệt vời của muối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Muối không chỉ là gia vị tăng thêm sự đậm đà cho các món ăn mà còn là vị thuốc trong y học cổ truyền giúp làm đẹp và trị một số bệnh phổ biến.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ, y học cổ truyền cho rằng muối có tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Muối được ứng dụng để trị đau viêm họng, khàn tiếng, cảm lạnh... và giúp làm đẹp da, răng tóc.

Đau bụng do lạnh: Dùng 250 g muối rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.

Đau bụng do lạnh: Dùng 250 g muối rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Minh họa: Shutterstock

Đau bụng do lạnh: Dùng 250 g muối rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Minh họa: Shutterstock

Cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.

Đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.

Nổi mề đay: Muối hột 40 g, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.

Đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.

Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.

Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, ngậm một ngụm nước muối nhạt giúp giảm khan tiếng, giọng trong thanh hơn.

Muối có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: LÊ CẦM
Muối có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: LÊ CẦM

Giảm mỡ bụng: Chườm muối giúp làm săn chắc các cơ vùng bụng và giảm mỡ bụng khá hiệu quả. Có thể chườm muối đơn thuần hoặc kết hợp với một số vị thuốc nam.

Chuẩn bị: 1 kg muối, 1 túi vải hoặc khăn bông. Cho muối lên chảo rang cho đến khi thật nóng. Sau khi muối đủ nóng đổ vào tủi vải hoặc khăn bông. Nên chọn loại vải thoáng khí nhưng vẫn phải đủ dày để tránh bị bỏng da. Chườm túi muối rang này lên bụng một cách nhẹ nhàng cho đến khi túi muối bị nguội đi. Có thể làm nóng lại bằng cách cho túi này vào lò vi sóng và dùng tiếp. Trong khi chườm muối cũng có thể kết hợp một số động tác xoa bóp để tăng hiệu quả. Nên chườm mỗi ngày 1 lần.

Ngoài ra có thể kết hợp muối rang với ngải cứu. Chuẩn bị 1 kg muối, 1 bó ngải cứu, 1 chiếc khăn hay một mảnh vải dày. Đem ngải cứu rửa sạch để cho khô. Cho ngải cứu lên bếp rang cho đến khi ngải cứu chuyển màu. Sau khi rang ngải cứu chuyển màu, cho muối hạt đã chuẩn bị sẵn cho vào rang cùng khoảng 3 - 5 phút cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng đen. Đổ hỗn hợp đã thu được vào một chiếc khăn dày và gói lại sau đó chườm nhẹ lên vùng bụng một cách nhẹ nhàng. Hơi nóng từ muối rang tỏa ra sẽ giúp làm tan mỡ thừa ở bụng. Thực hiện khoảng 1 lần mỗi ngày sẽ khá hiệu quả.

Chăm sóc tóc: Dùng một ít muối, một ít phèn chua, pha loãng trong nước ấm, thấm đều lên da đầu và mát-xa trong vài phút. Dùng khăn sạch quấn tóc để ủ trong 10 phút. Sau đó, xả lại bằng nước ấm. Da đầu sẽ hết bị ngứa và gàu cũng giảm dần.

Làm trắng răng: Theo bác sĩ Vũ, muối hột hay muối biển còn có tác dụng tẩy trắng. Từ xưa, ông bà đã sử dụng muối như một loại kem đánh răng giúp diệt khuẩn tránh hôi miệng và giúp răng sáng bóng. Sử dụng những loại kem đánh răng có chứa tinh chất muối hay súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày sẽ giúp răng trắng sáng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.