Bà Lê Hoàng Diệp Thảo công bố dự án Happy Farmers cầu nối liên kết với các nhà cung ứng của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 1/8, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã công bố dự án Happy Farmers là cầu nối liên kết và hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng tiềm năng, uy tín, có năng lực của Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới.

Ngoài ra, dự án sử dụng Công nghệ Blockchain để truy xuất nguồn gốc, giúp người nông dân nỗ lực phát triển trang trại và chất lượng để đạt được giá bán cao hơn và cao nhất.
 

 


Theo đó, Happy Farmers chiêu thị các nhà cung ứng tại vùng nguyên liệu thông qua các hình thức như hổ trợ bao tiêu thu mua, kết nối các dự án về chứng nhận (RA, UTZ, 4C) cho vùng canh tác và sản phẩm nông sản phát triển bền vững, được thực thi qua việc xây dựng, tạo chuỗi liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ tại vùng nguyên liệu trọng điểm của từng ngành hàng.

Về ý nghĩa của dự án, bà Diệp Thảo cho biết Happy Farmers sẽ giúp nâng cao được giá trị và vị thế các sản phẩm nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó có các ngành thế mạnh như cà phê Robusta, hạt điều, chè, hồ tiêu.

Tầm nhìn của dự án Happy Farmers là trở thành nhà cung ứng "1 cửa" (Biggest trading gate in Vietnam to the world) cho các đối tác quốc tế những mặt hàng thực phẩm tươi sống tốt nhất từ vùng đất và biển cả của Việt Nam.

 

 


Bà Lê Hoàng Diệp Thảo hiện là Nhà sáng lập, CEO TNI King Coffee với 25 kinh nghiệm kinh doanh và xuất khẩu cà phê. Bà cũng đang giữ vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA).

"Chúng tôi đảm bảo sản lượng xuất khẩu với chất lượng tốt nhất cà phê hạt và ca cao, cùng với chè, thủy hải sản, các loại hạt, ngô, trái cây và nhiều sản vật nhiệt đới hảo hạng khác." – bà Diệp Thảo chia sẻ.

Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến hơn 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường đòi hỏi chất lượng cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Việt Nam đang đứng trong nhóm đầu ở Ðông - Nam Á và đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới.

Sau dịch thế giới cần lương thực, nhu cầu tăng cao, vì vậy đây là cơ hội cho ngành hàng hóa nông sản, hải sản phát triển mạnh.


 

 



Dựa trên các lợi thế đó, Happy Farmers đưa ra các định hướng hoạt động sau:

 

 


Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt lớn mạnh nhờ các nhân tố cơ bản như sản phẩm tốt, có chất lượng khác biệt vượt trội, đậm chất Việt. Từ đó, từng bước chinh phục thị trường thế giới. Chiến lược của ngành nông sản Việt Nam nói chung và Happy Farmers nói riêng là việc xây dựng và thúc đẩy xuất khẩu nông sản sạch với chất lượng cao nhằm làm tăng giá trị nông sản Việt Nam. Song song đó, cùng với TNI King Coffee đẩy mạnh sản xuất cà phê chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ các sản phẩm nông sản và cũng là để quảng bá sản phẩm Việt, mở rộng thị trường tiêu thụ trên toàn cầu.

 Từ sự tác động của đại dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng đồ uống, thực phẩm được dự báo có những chuyển đổi rõ rệt đến thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm có chất lượng cao, ảnh hưởng tốt cho sức khỏe và ít ảnh hưởng đến môi trường, nhất là các mặt hàng nông sản sạch theo qui trình phát triển bền vững. Happy Farmers luôn sẵn sàng là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam đối với các mặt hàng nông sản này với cam kết đảm bảo qui trình về phát triển nông nghiệp bền vững và truy xuất nguồn gốc.

Nắm bắt cơ hội chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ ngành nông nghiệp đẩy mạnh các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp bền vững tại các vùng nguyên liệu, Happy Farmers cũng đặt mục tiêu thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp địa phương, các HTX nông nghiệp, các tổ chức nông hộ để mở rộng nguồn cung hàng hóa, đa dạng hóa các loại sản phẩm khác có thể cung ứng cho nhu cầu của thị trường thế giới, cũng như phát huy hiệu quả mô hình liên kết "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp" để tạo những cơ hội đầu tư nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đang trong vận hội mở rộng thị trường từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Chính sách giá và ưu tiên của dự án Happy Farmers dành cho các đối tác chiến lược là các nhà cung ứng trong nước sẽ là cơ hội không những làm tăng lợi nhuận cho các đối tác mà còn giúp ổn định các hoạt động sản xuất chế biến và tiêu thụ của các nông hộ và tổ chức nông hộ.

Bên cạnh đó, các chuỗi liên kết được thiết lập chặt chẽ giữa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn kết với thị trường của Happy Farmers thông qua các hợp đồng hợp tác sản xuất-chế biến và tiêu thụ, cũng góp phần thay đổi nhận thức, tập quán, trách nhiệm, năng lực của người sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng.

Happy Farmers là dự án được bà Diệp Thảo ấp ủ từ những năm bà còn rất trẻ, khi mới ngoài 20 tuổi, với mong muốn người nông dân Việt Nam có cuộc sống tốt hơn. Trong đó quan trọng nhất là việc nâng cao đời sống của các nông hộ, ổn định thu nhập và tạo nhiều việc làm của nông hộ.

Thông tin chi tiết về dự án có trên website Happy Farmers:  https://www.happyfarmers.coffee

Mọi thắc mắc về dự án, vui lòng liên hệ hộp thư: sales@happyfarmers.coffee


 

https://danviet.vn/ba-le-hoang-diep-thao-cong-bo-du-an-happy-farmers-cau-noi-lien-ket-voi-cac-nha-cung-ung-cua-viet-nam-20210809111419476.htm

Theo P.V (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.