Ayun Pa: Kỳ vọng giống lúa chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vụ mùa 2019, thị xã Ayun Pa đã hỗ trợ 120 nông dân đưa giống lúa Đài Thơm 8 chất lượng cao vào sản xuất tại 2 cánh đồng lớn. Bà con nông dân rất kỳ vọng giống lúa mới này sẽ giúp họ nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Lúa nước là một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Ayun Pa. Vụ mùa 2019, thị xã tiếp tục gieo sạ 1.217 ha lúa nước. Mặc dù thời điểm gieo sạ có chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái do thời tiết nắng nóng kéo dài và công trình thủy lợi Ayun Hạ mở nước chậm song nhờ bà con nông dân chủ động thời vụ, chăm sóc chu đáo nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chưa xuất hiện sâu bệnh phá hại. Hầu hết diện tích lúa này đang trong thời kỳ làm đòng, chuẩn bị trổ bông.
 Ông Nguyễn Đình Long-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Lợi đi kiểm tra cánh đồng lúa Đài Thơm 8. Ảnh: Đ.P
Ông Nguyễn Đình Long-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Lợi đi kiểm tra cánh đồng lúa Đài Thơm 8. Ảnh: Đ.P
Vụ mùa những năm trước, nông dân Ayun Pa chủ yếu gieo sạ các giống lúa truyền thống như: Ma Lâm 48, OMO4900, TH6, MT10. Đây là những giống lúa có năng suất trung bình, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống ngã đổ tốt, hạn chế được thiệt hại trong mùa mưa bão. Trong vụ mùa năm nay, đáng chú ý là thị xã Ayun Pa đã đưa giống lúa Đài Thơm 8 vào sản xuất tại 2 cánh đồng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Minh Hòa và HTX Nông nghiệp Phú Lợi với tổng diện tích 26 ha (mỗi HTX 13 ha). Tổng cộng có 120 nông dân ở 4 phường: Sông Bờ, Đoàn Kết, Hòa Bình và Cheo Reo tham gia sản xuất giống lúa này theo mô hình cánh đồng lớn một giống.
Giống lúa Đài Thơm 8 vốn đã được trồng thử nghiệm tại HTX Phú Lợi trong vụ mùa 2018. Qua thực tế sản xuất cho thấy, giống lúa này có nhiều ưu điểm nổi trội như: thời gian sinh trưởng ngắn (95 ngày), sức kháng sâu bệnh cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho năng suất cao (8-9 tạ lúa khô/sào). Hạt gạo Đài Thơm 8 rất dẻo, thơm ngon, giá trị vượt hẳn các loại gạo khác và được thị trường ưa chuộng... Chính vì vậy, vụ mùa 2019, HTX Nông nghiệp Phú Lợi tiếp tục chọn gieo sạ 13 ha lúa Đài thơm 8 tại cánh đồng buôn Đê và đội 5. Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng buôn Đê (phường Cheo Reo) với hơn 7 ha lúa Đài Thơm 8 đang giai đoạn làm đòng, cây chắc khỏe, xanh tốt, ông Nguyễn Đình Long-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Lợi-cho biết: “Thời tiết nắng ấm như hiện nay rất thuận lợi cho cây lúa làm đòng. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đi thăm đồng, kiểm tra sâu bệnh để khuyến cáo bà con chủ động phòng trừ và bón phân, lấy nước vào ruộng đầy đủ”. 
Đang cặm cụi be bờ lấy nước vào ruộng, chị Ksor HNhi (tổ 5, phường Cheo Reo) phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có hơn 2 sào ruộng, các vụ trước sạ các giống OMO4900 hoặc Ma Lâm... Vụ này được chính quyền hỗ trợ giống lúa Đài Thơm 8 thực hiện mô hình cánh đồng lớn một giống nên gia đình rất phấn khởi. Tôi gieo sạ đã hơn 2 tháng rồi, cây lúa đang làm đòng, thân cứng cáp, xanh tốt, không thấy sâu bệnh. Giống lúa Đài Thơm 8 rất được thị trường ưa chuộng, bán giá cao nên tôi hy vọng sẽ có một vụ mùa bội thu”.
Để thực hiện mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng này, thị xã Ayun Pa đã trích ngân sách gần 190 triệu đồng mua 3.380 kg giống lúa xác nhận Đài Thơm 8 và 11.700 kg phân bón các loại cấp cho 120 hộ nông dân tham gia. Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân; cử cán bộ bám sát ruộng đồng, hướng dẫn bà con chăm sóc lúa trong suốt vụ mùa. Ông Siu Nheng-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã-cho biết: “Do đặc thù thị xã Ayun Pa có diện tích trồng lúa ít, các hộ dân không có điều kiện tích tụ nhiều ruộng đất nên chúng tôi trăn trở làm sao để giúp bà con nâng cao giá trị sản xuất, có được thu nhập cao dù diện tích canh tác nhỏ. Thị xã thực hiện mô hình trồng lúa chất lượng cao Đài Thơm 8 trước hết vì đây là giống lúa có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu và chống chịu sâu bệnh, chống ngã đổ trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó là thay thế bộ giống lâu nay đã thoái hóa, giảm năng suất để nâng cao thu nhập cho bà con vì giống lúa Đài Thơm 8 cho năng suất cao, cho hạt cơm thơm ngon, bán được giá cao hơn các loại lúa khác từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg”.
 ĐỨC PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.