Australia cấm đá nhân tạo-chất xúc tác chính gây ra cái chết của nhiều công nhân xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên trên thế giới, lệnh cấm đá nhân tạo đã được ban hành và có hiệu lực tại Australia từ ngày 1-7-2024.

Theo đó, lệnh cấm được đưa ra sau khi các chuyên gia cho biết, vật liệu này là chất xúc tác chính gây ra cái chết của nhiều công nhân xây dựng trên khắp quốc gia châu Đại Dương này.

Ông Zack Smith-Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) cho biết, lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Đá nhân tạo thải ra bụi silic khi cắt là nguyên nhân gây ra các bệnh chết người. Ảnh: Getty Images

Đá nhân tạo thải ra bụi silic khi cắt là nguyên nhân gây ra các bệnh chết người. Ảnh: Getty Images

Bên cạnh đó, bà Melita Markey-Giám đốc Viện Sức khỏe hô hấp bang Tây Australia cũng đồng tình với ý kiến trên. Bà cho rằng đây là một quyết định tuyệt vời vì tác động của đá nhân tạo ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động là rất lớn. Ngoài ra, bà còn cho biết, tỷ lệ sống sót thấp phần lớn là do rất khó chẩn đoán căn bệnh này ở giai đoạn đầu.

Đá nhân tạo được sử dụng phổ biến để chế tạo mặt bàn bếp, thông qua việc cắt hoặc mài các sản phẩm đã khiến những công nhân có nguy cơ mắc bệnh phổi chết người, gọi là bệnh bụi phổi silic và không thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, ông Smith cũng cho rằng lệnh cấm này chỉ là bước đi đầu tiên và nghiệp đoàn của ông sẽ tiếp tục chiến dịch để đảm bảo những nạn nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh, cần chắc chắn rằng lệnh cấm đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ sản phẩm nào trong tương lai có thể gây hại cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.