AR được ứng dụng giúp người khiếm thị nhận biết hướng đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công nghệ thực tế tăng cường (AR) này sẽ cung cấp cho người sử dụng "tiếng nói", cho phép một người khiếm thị nghe được mô tả những gì xung quanh họ.
Nếu mới đến một siêu thị lần đầu tiên, một người bình thường có thể tự “điều hướng” cho mình thông qua những bảng chỉ dẫn, các chướng ngại vật mà mắt nhìn thấy. Nhưng với người khiếm thị thì điều này hoàn toàn không đơn giản vì họ phải sử dụng các giác quan khác để tìm đường đi.
Vấn đề này có thể được khắc phục với việc sử dụng một chiếc tai nghe thực tế tăng cười như HoloLens. Các nhà nghiên cứu Caltech đã phít triển một “trợ lý ảo” có tên là CARA sử dụng thiết bị HoloLens của Microsoft để mô tả giúp người dùng những gì đang có xung quanh.
AR được ứng dụng giúp người khiếm thị nhận biết hướng đi
AR được ứng dụng giúp người khiếm thị nhận biết hướng đi
CARA sử dụng “tầm nhìn máy tính” để xác định các đối tượng trong một không gian nhất định và nói tên của chúng. Bên cạnh đó nhờ kết hợp hiệu ứng âm thanh dựa theo không gian, người dùng sẽ biết nếu có một chiếc ghế trước mặt hay cánh cửa bên phải. Càng gần người sử dụng, giọng nói của CARA càng lớn.
Để tránh việc nhiều đối tượng nói cùng một lúc, nhóm lập trình CARA đã thiết kế nhiều chế độ khác nhau. Trong chế độ đầu tiên có tên spotlight, CARA chỉ nói tên của nó khi người dùng đang đối mặt trực tiếp với nó. Người dùng có thể xoay người để CARA nói tên các đối tượng khác, và dĩ nhiên đối tượng càng xa thì giọng nói càng nhỏ. Bằng cách này, người dùng khiếm thị có thể "nhìn xung quanh" để khám phá môi trường của họ. Ở chế độ thứ hai, được gọi là chế độ scan, môi trường được quét từ trái sang phải và CARA lần lượt nói tên từng đối tượng. Chế độ thứ ba là chế độ target, người dùng có thể chọn một trong các đối tượng riêng như một hướng dẫn tập trung để điều hướng.
Các nhà khoa học tiến hành các thử nghiệm ban đầu khá thành công. Các tình nguyện viên khiếm thị đã tìm đường qua một tòa nhà Caltech. Họ sử dụng CARA để nhận biết nơi rẽ, nơi cầu thang và mô tả cả tay vịn có trên cầu thang.
Về lâu dài, mục tiêu của CARA là sẽ còn được ứng dụng ở nhiều nơi. Người khiếm thị có thể ghé thăm một cửa hàng lần đầu tiên và điều hướng các lối đi như thể là người bình thường.
An Nhiên (theo Caltech/VNE)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.