Ăn những thực phẩm này hàng ngày không lo bị ốm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữ vệ sinh sạch sẽ và thêm những thực phẩm tăng cường miễn dịch này vào chế độ ăn uống hàng ngày để chống lại bệnh tật.

 



Sữa chua: Probiotics có trong sữa chua là những vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ đường ruột và chống lại các vi trùng gây bệnh. Một nghiên cứu từ Đại học Vienna (Áo) phát hiện ra rằng ăn sữa chua ít đường hàng ngày góp phần thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.

Yến mạch và lúa mạch: Những hạt này chứa beta-glucan, một loại chất xơ có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Khi động vật ăn hợp chất này, chúng ít có khả năng mắc bệnh cúm, herpes, thậm chí là bệnh than; còn ở người, nó làm tăng khả năng miễn dịch, tăng tốc độ lành vết thương và có thể giúp kháng sinh hoạt động tốt hơn.

Tỏi: Loại gia vị này có chứa hoạt chất allicin chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn. Trong một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều hơn 6 tép tỏi một tuần có tỉ lệ ung thư đại trực tràng thấp hơn 30% và tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 50%.

Động vật giáp xác: Selenium phong phú trong các loài giáp xác như hàu, tôm hùm, cua và ngao giúp các tế bào máu sản sinh ra các cytokine, các protein giúp loại bỏ virus cúm ra khỏi cơ thể.


 

 



Súp gà: Các axit amin cysteine, tạo ra từ thịt gà trong khi nấu ăn có tác dụng tương tự như các loại thuốc viêm phế quản. Ngoài ra, những gia vị như tỏi và hành tây cũng có thể tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Trà: Các chất chống oxy hóa giúp làm sạch cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch nhờ đánh bại các gốc tự do vốn làm cơ thể yếu đi. Trà xanh cũng tốt cho huyết áp và tim mạch nếu dùng với lượng vừa phải.

Thịt bò: Thiếu kẽm là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Kẽm trong chế độ ăn uống là điều cần thiết cho sự phát triển của các tế bào máu trắng, các tế bào hệ thống miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và virus gây bệnh. Bạn nên ăn thịt bò thường xuyên để bổ sung kẽm cho cơ thể.

Khoai lang: Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất mô liên kết, một thành phần quan trọng của da. Một trong những cách tốt nhất để lấy vitamin A là từ các loại thực phẩm có chứa beta-carotene như khoai lang, cà rốt, bí ngô và dưa hấu.

Cải xoăn: Cùng với các loại rau củ có màu cam, rau lá xanh đậm như cải xoăn cũng là một cách tuyệt vời để tăng lượng vitamin A và tăng cường chức năng miễn dịch của bạn. Một phần cải xoăn chỉ có 33 calo và nhiều hơn lượng vitamin A cơ thể cần trong một ngày.

Ớt chuông: Có một lý do mà bạn thường được yêu bổ sung vitamin C khi bạn bị bệnh. Vitamin C là chất dinh dưỡng rất tốt cho làn da, bảo vệ cơ thể khỏi vi sinh vật gây hại. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy việc bổ sung C có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc ít nhất, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi mắc bệnh.

Trứng: Bạn đã biết rằng vitamin D rất quan trọng đối với xương, vì nó giúp bạn hấp thụ canxi đúng cách, nhưng nó cũng rất cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trong thực tế, thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và thậm chí rối loạn miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, tiểu đường loại 1 và bệnh Crohn.


Nấm: Các nghiên cứu cho thấy nấm làm tăng sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch cầu, khiến chúng trở nên khoẻ mạnh hơn và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Chúng cũng là nguồn vitamin D tự nhiên tuyệt vời.


 

 



Cá hồi, cá thu và cá trích rất giàu axit béo omega-3, chúng giúp làm giảm viêm, tăng luồng không khí và bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp. Một nghiên cứu trên động vật cũng phát hiện ra rằng chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn chặn các chủng cúm khác nhau. Cá hồi cũng là một nguồn vitamin D tuyệt vời khác.

Hải Yến/VOV.VN
Theo Prevention

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.