An Khê phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 19-4, tại khu vực Hội trường trực tuyến, UBND thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Dự lễ phát động có đại diện lãnh đạo UBND thị xã An Khê, Ban Tuyên giáo Thị ủy; lãnh đạo các xã, phường, một số cơ quan, phòng, ban liên quan của thị xã; đại diện lãnh đạo các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thị xã An Khê cùng 100 học sinh thuộc Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Trường THCS Đề Thám (phường Tây Sơn).

Ban tổ chức tặng sách cho đại diện các trường Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Ban tổ chức tặng sách cho đại diện các trường Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Tại buổi lễ, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã đã xếp 6 mô hình xếp sách nghệ thuật với hơn 1.000 quyển sách; trưng bày 17 booster sách; tổ chức đố vui có thưởng bằng hình thức cho các em học sinh trả lời những câu hỏi về sách, báo; giới thiệu về sách hay.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê Lê Thị Hồng Minh cho biết: Thị xã An Khê hiện có 1 thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao với hơn 36.000 đầu sách, báo, tạp chí; 100% xã, phường có tủ sách. Bên cạnh đó, là hệ thống các thư viện trường học, phòng đọc sách của các đơn vị quân đội, công an, các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh doanh văn hóa phẩm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trên địa bàn thị xã được tiếp cận thường xuyên và dễ dàng hơn với sách.

“Thiết thực hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21-4, thị xã An Khê phát động, hưởng ứng Ngày sách Việt Nam với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay-Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc-Tai nghe”. Đồng thời triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sách với nhiều nội dung, chủ đề, lĩnh vực,...phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; triển khai cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, cuộc thi “Giới thiệu sách trực tuyến””-bà Minh nhấn mạnh.

Một số học sinh Trường THCS Đề Thám tham quan mô hình xếp sách nghệ thuật và tìm đọc những cuốn sách hay. Ảnh: Ngọc Minh

Một số học sinh Trường THCS Đề Thám tham quan mô hình xếp sách nghệ thuật và tìm đọc những cuốn sách hay. Ảnh: Ngọc Minh

Dịp này, Ban tổ chức tặng sách cho các đại biểu tham dự. Thị Đoàn An Khê tặng 10 suất quà (10 cuốn vở/suất) cho 10 học sinh nghèo vượt khó học giỏi thuộc các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thị xã.

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Đa dạng sắc màu văn hóa nơi miền biên viễn Ia Grai

Đa dạng sắc màu văn hóa nơi miền biên viễn Ia Grai

(GLO)- Diễn ra song song với Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 và phiên chợ giới thiệu các sản phẩm đặc trưng địa phương đã mang đến cho du khách một không gian văn hóa Tây Nguyên đầy màu sắc nơi miền biên viễn. 

Hấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

InfographicHấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Khai mạc vào sáng 2-11 tại bãi bồi làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh hấp dẫn ngay lượt đua vòng loại. Những con thuyền độc mộc lao vun vút trên sóng nước tạo nên hình ảnh ấn tượng, đầy cảm xúc trên dòng sông huyền thoại.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.