An Khê: Nguồn vốn chính sách góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19, từ năm 2022 đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê đã giải ngân hơn 32,5 tỷ đồng cho 320 khách hàng vay. Nguồn vốn này đã kịp thời giúp nhiều gia đình có điều kiện vượt qua khó khăn, đầu tư phát triển kinh tế.

Bà Trần Thị Thủy Tiên-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã An Khê-cho biết: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Phòng Giao dịch đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách cho vay đến tất cả các tầng lớp nhân dân; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường, cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát đối tượng có nhu cầu vay vốn. Trên cơ sở rà soát, Phòng Giao dịch đăng ký nhu cầu vay vốn với cấp trên.

Sau khi được giao nguồn vốn, Phòng Giao dịch nhanh chóng triển khai hoàn thiện hồ sơ để kịp thời giải ngân, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà ở… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.

Vừa bốc từng nắm cỏ cho bò ăn, ông Lương Văn Thuận (tổ 2, phường An Phú) cho biết: Ngoài trồng hơn 3 ha keo, mía, mì, lúa nước, vợ chồng ông còn chăn nuôi bò sinh sản. Hàng năm, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi chỉ đủ trang trải cuộc sống, lo cho 3 người con ăn học. Việc tái đầu tư sản xuất hầu như phải vay mượn với lãi suất cao, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Đầu năm nay, khi chuyển hơn 1 ha mì sang trồng keo, gia đình được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng chính sách để mua cây giống và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình ông Lương Văn Thuận (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê) có điều kiện phát triển chăn nuôi. Ảnh: A.P

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình ông Lương Văn Thuận (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê) có điều kiện phát triển chăn nuôi. Ảnh: A.P

Năm 2018, anh Trần Công Quân (thôn An Thượng 2, xã Song An) lập gia đình, sau đó thuê nhà ra ở riêng. Được bố mẹ cho mảnh đất, tháng 5-2023, vợ chồng anh vay 400 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã và vay mượn người thân, bạn bè 300 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà rộng hơn 140 m2. Anh Quân tâm sự: “Vợ tôi làm nông, còn lương của tôi ba cọc ba đồng nếu không vay được nguồn vốn tín dụng ưu đãi và sự hỗ trợ của gia đình thì không biết bao giờ mới có nhà ở. Có chỗ ở ổn định, vợ chồng tôi sẽ cố gắng làm việc để có tiền trả nợ”.

Chủ tịch UBND xã Song An Khưu Doãn Huân cho hay: Những năm qua, xã thường xuyên phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã, các hội, đoàn thể nhận ủy thác làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai chương trình, kế hoạch vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân vay vốn. Phòng Giao dịch đang triển khai cho bà con trong xã vay vốn thông qua 9 chương trình tín dụng.

“Từ đầu năm 2023 đến nay, có 77 hộ vay tổng cộng hơn 3 tỷ đồng. Vốn vay đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, giúp các gia đình nâng cao thu nhập; là nguồn động lực để giúp cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến trường. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giúp người dân có thêm nguồn kinh phí nâng cấp hơn 300 công trình nước sạch, nhà vệ sinh theo tiêu chí nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”-ông Huân thông tin.

Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH, vợ chồng anh Trần Công Quân (thôn An Thượng 2, xã Song An) đã xây dựng được căn nhà khang trang. Ảnh: Ngọc Minh

Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH, vợ chồng anh Trần Công Quân (thôn An Thượng 2, xã Song An) đã xây dựng được căn nhà khang trang. Ảnh: Ngọc Minh

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã đã giải ngân cho 320 khách hàng vay 32,565 tỷ đồng. Trong đó, chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt hơn 13 tỷ đồng/273 khách hàng; chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đạt 19,465 tỷ đồng/47 khách hàng; chương trình cho vay học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập đạt 550 triệu đồng/47 khách hàng; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 340 triệu đồng/4 cơ sở; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 600 triệu đồng/15 khách hàng.

Theo Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã, nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay phục hồi kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã trở thành động lực quan trọng hỗ trợ nhiều gia đình phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid-19. “Thời gian tới, Phòng Giao dịch tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể triển khai cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, đặc biệt là các chương trình tín dụng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với các khoản vay tại Ngân hàng CSXH có lãi suất trên 6%/năm theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ”-bà Tiên thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.