Ấn Độ phát triển thiết bị cảnh báo lũ bất ngờ cho châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhật báo The Hindu ngày 28/7 đưa tin, Bí thư Bộ Khoa học Trái Đất Ấn Độ Madhavan Rajeevan cho biết, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã giao cho Ấn Độ nhiệm vụ phát triển một thiết bị tùy biến, có khả năng phát cảnh báo sớm về lũ cho các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan.
Lũ lụt tại bang Gujarat, Ấn Độ năm 2015. (Nguồn: Mongabay)
Lũ lụt tại bang Gujarat, Ấn Độ năm 2015. (Nguồn: Mongabay)
Ông Rajeevan cho hay, Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) sẽ tiến hành phát triển một thiết bị dự báo thời tiết, ban đầu được Mỹ phát triển và tặng cho Tổ chức Khí tượng Thế giới , để cảnh báo về những trận lũ bất ngờ trước ít nhất 6 giờ đồng hồ. Theo ông, bản thử nghiệm của thiết bị này hiện đang được Cục Khí tượng Ấn Độ tiến hành kiểm tra. Thiết bị này mang tên "Hệ thống cảnh báo lũ lụt bất ngờ," là sự kết hợp của bản đồ vệ tinh và quan sát trên mặt đất.
Tổ chức Khí tượng Thế giới ước tính các trận lũ bất ngờ chiếm tới 85% tổng các trận lũ lụt trên khắp thế giới, làm cho khoảng 5.000 người thiệt mạng mỗi năm.
Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null