Afghanistan triệt phá 1.250 cơ sở ma túy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin trên được kênh truyền hình TOLOnews của Afghanistan ngày 24/3 dẫn báo cáo của người đứng đầu cơ quan chống ma túy Afghanistan- Haseebullah Ahmadi, cung cấp. 
Hình ảnh từng xuất hiện trên đường phố Kabul, Afghanistan. Ảnh: VOV

Hình ảnh từng xuất hiện trên đường phố Kabul, Afghanistan. Ảnh: VOV

Theo ông Ahmadi, lực lượng chức năng đã phá hủy khoảng 1.250 cơ sở ma túy trên cả nước, đẩy mạnh hoạt động chặt phá diện tích trồng cây thuốc phiện và ngăn chặn việc buôn bán.

Ông Ahmadi khẳng định hiện nay, các hoạt động trái phép này không còn "chốn dung thân" tại Afghanistan và những kẻ ngoan cố sẽ bị nghiêm trị.

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 8/2021 đến nay, Chính phủ tạm quyền Afghanistan đã triệt phá hàng ngàn cơ sở pha chế rượu lậu và điều chế ma túy trên cả nước, cấm tiệt hoạt động buôn bán thuốc phiện.

Trước khi nội chiến hàng thập kỷ kết thúc, Afghanistan là một trong những nước có nhiều người nghiện thuốc phiện nhiều nhất thế giới với việc lạm dụng chất gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của nhiều người dân. Những cánh đồng hoa anh túc nằm trong thung lũng bao quanh bởi những ngọn núi cao của Afghanistan cung cấp 80% lượng thuốc phiện của thế giới.

Nhà nghiên cứu độc lập David Mansfield đã gọi chiến dịch xóa sổ cây anh túc của Taliban là "thành công đáng kể".

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null