9 loại gạo thơm được đặc cách hưởng ưu đãi thuế sang EU là những giống gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), có 9 giống lúa thơm được xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), đây đều là những giống lúa thơm được trồng phổ biến ở ĐBSCL.

Lúa thơm đón cơ hội sang EU

Cụ thể, 9 giống lúa thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, diện tích gieo cấy lúa thơm tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đạt khoảng 25% tổng diện tích gieo cấy, tương đương khoảng 1 triệu ha, sản lượng lúa thơm ước đạt 5,5 triệu tấn, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo thơm.

 Trong khi đó theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – EVFTA lượng gạo thơm xuất sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi về thuế quan là 30.000 tấn, tương đương với 1,2% lượng gạo thơm sản xuất trong vùng, vì vậy tiềm năng xuất khẩu gạo thơm còn rất lớn.

 

 Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh trao đổi với báo chí về tiềm năng xuất khẩu lúa thơm sang EU.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh trao đổi với báo chí về tiềm năng xuất khẩu lúa thơm sang EU.


Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, gạo của Việt Nam có tiềm năng lớn để xuất khẩu vào EU khi mở rộng được hạn ngạch. Năm 2019 lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào EU là 50.000 tấn, trị giá 28,5 triệu Euro.

Hiện, tổng nhập khẩu gạo của EU 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch là 1,4 tỷ Euro; so với các nước ASEAN khác xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10  Myamnar, 1/4 Campuchia.

Với Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm).

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Trong khi đó, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 Euro/tấn( 2019); 150 Euro/tấn ( 2020) và 125 Euro/tấn ( 2021).

"Đây là một lợi thế để chúng ta nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt" - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Theo ông Nguyễn Như Cường, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đồng thời EU dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu gạo 80.000 tấn/năm, ngày 4/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP  quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

Tiếp đó, ngày 7/9, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp các thủ tục làm chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU, tạo nền tảng cho doanh nghiệp sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy định.

 

Có 9 loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan. Ảnh: K.N
Có 9 loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan. Ảnh: K.N


"Muốn được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch theo quy định của Liên minh châu Âu, gạo thơm xuất khẩu sang EU phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống. Do vậy, để đảm bảo độ thuần, tính đúng giống của gạo thơm xuất khẩu, cần thiết phải kiểm tra ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch. Theo quy định, việc kiểm tra ruộng lúa thơm thực hiện 01 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo thơm phải chịu trách nhiệm về độ thuần, tính đúng giống trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói" – ông Cường nhấn mạnh.

Cũng theo ông Cường Hiện nay đã có 3 đơn vị nộp hồ sơ về Bộ, thời gian hoàn thành việc chứng nhận trong vòng 5 ngày. Các doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ hành chính công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc gửi qua bưu điện. Việc chứng nhận cho doanh nghiệp sẽ được hoàn toàn miễn phí.

Gạo Việt đáp ứng được yêu cầu của EU

Về việc đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm sang EU, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, gạo Việt hoàn toàn có thể đáp ứng được.

"Đối với việc xuất khẩu gạo sang EU, hiện nay có hai hàng rào kỹ thuật chúng ta phải vượt qua là kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra, phân tích tôi phải khẳng định, gạo Việt Nam rất an toàn, năm 2019, chúng ta xuất khẩu 52.000 tấn gạo sang EU với tổng số hơn 1.100 lô, nhưng chỉ có 10 lô gạo thơm, 2 lô gạo nếp bị trả về, qua kiểm tra thì cũng chỉ có 3 lô vi phạm về an toàn thực phẩm. Đây là một tỷ lệ thấp" - ông Trung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trung, việc thực thi các quy định về kiểm dịch thực vật Cục Bảo vệ thực vật đã và đang làm trong nhiều năm qua, về cơ bản không gặp khó khăn gì.

Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, hiện EU đã có danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, được công bố công khai trên website, các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng theo danh mục đó.

Năm 2018, qua kiểm tra, giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên gạo thì tỷ lệ cũng rất thấp, kiểm tra ngẫu nhiên 148 mẫu thì có 40% mẫu an toàn, 59% số mẫu có tồn dư nhưng dưới ngưỡng cho phép.

 


https://danviet.vn/9-loai-gao-thom-duoc-dac-cach-huong-uu-dai-thue-sang-eu-la-nhung-giong-gi-20200908154434211.htm

Theo KHÁNH NGUYÊN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.