7 loại đồ uống dành cho người bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bệnh nhân tiểu đường luôn cần phải cẩn thận với đồ ăn và thức uống.
 
Người tiểu đường có thể dùng nước ép cà chua thay cho nước trái cây ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người tiểu đường có thể dùng nước ép cà chua thay cho nước trái cây ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đặc biệt, phải hết sức cẩn thận khi uống bất kỳ loại nước nào. Vì hầu hết đồ uống đều có đường. Ngay cả nước ép trái cây cũng chứa nhiều đường.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng đồ uống có hàm lượng calo thấp hoặc ít calo. Đồ uống có đường có thể gây tăng đột biến đường không tốt.
Chọn đồ uống phù hợp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Cũng có thể tránh được các tác dụng phụ khi lượng đường tăng vọt và duy trì được cân nặng.
Sau đây là 7 loại đồ uống mà người tiểu đường có thể uống thoải mái mà không sợ bị tăng đường huyết, theo Science Daily.
1. Cà phê đen không đường
Các nghiên cứu dịch tễ học, được công bố bởi Viện Thông tin Khoa học về Cà phê (ISIC), một tổ chức phi lợi nhuận dành cho nghiên cứu và công bố những thông tin khoa học liên quan đến cà phê và sức khỏe, cho thấy uống 3 - 4 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm đến 25% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng phải là cà phê đen không đường.
2. Nước ép khổ qua rừng
Nước ép khổ qua rừng có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, nhờ chứa hoạt chất Charantin có hiệu quả giảm đường huyết.
3. Nước lúa mạch
Nước lúa mạch có nhiều chất xơ không hòa tan giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Khoa học đã chứng minh những vi khuẩn này giúp giảm lượng đường trong máu lên đến 11 - 14 giờ.
• Cách làm nước lúa mạch:
Vo sạch lúa mạch, đun sôi trên lửa vừa trong khoảng 15 - 30 phút với nước và ít vỏ chanh. Lọc lấy nước, vắt chanh vào và uống, theo Medical News Today.
4. Nước trà
Một đánh giá nghiên cứu năm 2013, được công bố trên tạp chí về bệnh tiểu đường - Diabetes and Metabolism, đã nhấn mạnh một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, những người uống 6 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 33%, theo Everyday Health.
Trà xanh, đen hay trà thảo dược đều tốt, nhưng chú ý đừng thêm đường.
5. Nước ép cà chua thay cho nước trái cây
Hầu hết nước ép trái cây đều chứa 100% đường, hãy thử nước ép cà chua hoặc nước ép rau.
Tự pha chế các loại rau lá xanh, cần tây hoặc dưa chuột với một ít quả mọng để cung cấp hương vị vitamin và khoáng chất. Hãy nhớ lượng quả mọng vừa phải, vì có chứa carbohydrate.
6. Sữa ít béo không đường
Các sản phẩm sữa nên được đưa vào chế độ ăn uống vì chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng. Nhưng người bị tiểu đường chỉ uống sữa không đường, ít béo hoặc không béo.
Vì sữa có chứa carbohydrate, cần chú ý giới hạn 2 - 3 ly loại 200 ml mỗi ngày.
7. Nước lọc
Và cuối cùng, đương nhiên, nước là thức uống tốt nhất cho mọi người, kể cả người bị tiểu đường.
Nước còn giúp cơ thể loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu.
Tập thói quen mang theo một chai nước bên mình để uống bất cứ lúc nào, theo Medical News Today.
Lưu ý: Tất cả các loại đồ uống cho người bệnh tiểu đường đều không có đường. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.