50 năm Thống nhất đất nước: Tiếng vang lớn mang tầm cỡ thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại hội thảo diễn ra chiều 26/4 tại Thủ đô Paris của Pháp, một nhà sử học đánh giá Chiến thắng 30/4 là "tiếng vang lớn có tầm cỡ thế giới," không chỉ là sự kiện của riêng Việt Nam hay quan hệ Việt-Mỹ.

Người dân Việt Nam tự hào về lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Người dân Việt Nam tự hào về lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Chiều 26/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Lịch sử thuộc địa và hậu thuộc địa Pháp, Hội Hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) và Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) đã tổ chức hội thảo nhằm ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên và cùng suy ngẫm về ý nghĩa lịch sử của sự kiện trọng đại này tại trụ sở của UGVF ở phố Petit Musc thuộc quận 4, Thủ đô Paris.

Hội thảo có sự hiện diện của nhiều thế hệ người Việt Nam tại Pháp và các bạn bè Pháp yêu quý Việt Nam.

Tại hội thảo, các diễn giả đã lần lượt có các bài phát biểu, trong đó nêu bật về ý nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành độc lập và thống nhất đất nước, những đóng góp của Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp trong 30 năm kháng chiến chống Mỹ và vai trò của các phong trào phản chiến tại Pháp.

Phát biểu tại hội thảo, nhà sử học Alain Ruscio khẳng định đây là dịp có ý nghĩa để mọi người chia sẻ những suy ngẫm về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, cũng như nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân Việt Nam, đồng thời chia sẻ về tình đoàn kết của các dân tộc bên cạnh nhân dân Việt Nam, trong đó ở Pháp là một phong trào phản chiến sâu rộng phản đối Mỹ và kêu gọi sự ủng hộ Việt Nam cả về chính trị, vật chất và tinh thần.

Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, nhà sử học Alain Ruscio đánh giá Chiến thắng 30/4 là "tiếng vang lớn có tầm cỡ thế giới," không chỉ là sự kiện của riêng Việt Nam hay quan hệ Việt-Mỹ.

Đại diện cho UGVF, ông Nguyễn Văn Bổn, nguyên Phó Chủ tịch của hội, cho rằng những mắt xích đầu tiên cho phong trào yêu nước của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là những người thuộc thế hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tới năm 1945.

Thế hệ này bao gồm cả những người công binh đã bị Pháp bắt đi lính từ năm 1939 - những người sau đó bắt đầu có ý thức và dần tổ chức thành các phong trào hướng về đất nước.

Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, các phong trào này đã tập hợp hàng trăm, hàng nghìn người để ca ngợi và ủng hộ thành quả cách mạng của Việt Nam. Họ tự hào vì mong ước của họ đã thành hiện thực.

Năm 1946, trong thời gian sang Pháp trong 100 ngày để đàm phán hòa bình, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho bà con Việt kiều phải trở thành những “đại sứ” của nhân dân Việt Nam tại Pháp.

500 học sinh xếp hình lá cờ Tổ quốc tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), ngày 27/4/2025. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)
500 học sinh xếp hình lá cờ Tổ quốc tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), ngày 27/4/2025. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)

Từ đây, đã hình thành lên phong trào yêu nước sâu rộng và những đóng góp to lớn của các hội đoàn trong Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đồng hành cùng dân tộc trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Ông Bổn bày tỏ những người Việt Nam ở nước ngoài rất hãnh diện vì Việt Nam nay đã có vị thế trên thế giới, hội nhập và thể hiện là một đất nước yêu chuộng hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập tự do.

Cũng tại hội thảo, bên cạnh các bài phát biểu của các diễn giả chính, còn có giải thích rõ hơn về các sự kiện liên quan cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và chiến thắng 30/4/1975 qua phần chia sẻ của các nhà nghiên cứu, những người bạn Pháp - những nhân chứng lịch sử đã gắn bó với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, cũng như sự phát triển của Việt Nam và thúc đẩy không ngừng nghỉ quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Pháp.

Có mặt tham gia sự kiện này, bên cạnh các thế hệ bà con người Việt còn có rất nhiều những người bạn Pháp - những người đến từ các hội đoàn hữu nghị đã và đang có nhiều hoạt động ủng hộ Việt Nam, không chỉ trong quá khứ mà còn trong hiện tại.

Nhiều người trong số họ đến để nghe lại và cũng để hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, cũng như về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30/4.

Chị Isabelle Lopes - một người bạn Pháp xúc động chia sẻ: "Thật thú vị khi được biết về lịch sử của Việt Nam, của những người đấu tranh, của các hội đoàn đã tập hợp đoàn kết vì đất nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Những thông tin đó rất đáng được quan tâm.”

Song song với hoạt động tổ chức cuộc gặp, Hội người Việt Nam tại Pháp tiếp tục giới thiệu một số ấn phẩm sách nói về những đóng góp của hội đối với cuộc kháng chiến của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước đã được hội phát hành trong thời gian qua.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai-Dấu ấn một nhiệm kỳ, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới

Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai-Dấu ấn một nhiệm kỳ, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới

(GLO)- Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ tư (nhiệm kỳ 2021-2026) tổ chức Hội nghị "Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai-Dấu ấn một nhiệm kỳ, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới" vào chiều 25-4, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Trước ngày 15/6, hoàn thành đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp

Trước ngày 15/6, hoàn thành đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành hướng dẫn về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã. Hoàn thành Đề án và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6.

HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII quyết nghị thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, còn 77 xã, phường

HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII quyết nghị thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, còn 77 xã, phường

(GLO)- Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, kỳ họp 26 (chuyên đề) HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra sáng 25-4. Trong đó, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính còn 77 xã, phường.

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

(GLO)- Qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt nhiều kết quả bước đầu, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện.

Gần 300 cán bộ, đảng viên tham dự hội nghị quán triệt Chương trình hành động số 104-CTr/TU

Gia Lai quán triệt chương trình hành động về đột phá phát triển khoa học, công nghệ cho gần 300 cán bộ, đảng viên

(GLO)- Sáng 23-4, tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai, Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt Chương trình hành động số 104-CTr/TU, ngày 18-3-2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.

Già làng, người có uy tín: Điểm tựa vững chắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

Già làng, người có uy tín: Điểm tựa vững chắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

(GLO)- Các già làng, người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ trở thành cầu nối quan trọng, điểm tựa vững chắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở.