4 sai lầm khi dùng quạt điện mùa nắng nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉnh tốc độ quạt cao, để quạt thổi trực tiếp vào người khi ngủ và cơ thể đang nhiều mồ hôi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bác sĩ Osamu Nishizaki, Giám đốc Bệnh viện Nishizaki, Nhật Bản, cho biết tiếp xúc với không khí thổi từ quạt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt tự nhiên của cơ thể, gây hại sức khỏe.

"Quạt máy làm giảm nhiệt độ bề mặt da và các nội tạng thông qua cơ chế tuần hoàn máu, gây cảm giác mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, đau đầu và chán ăn".

Bạn nên tránh những thói quen dùng quạt điện dưới đây để không gây hại sức khỏe:

Quạt thổi trực tiếp vào người và đầu


Gió quạt thổi trực tiếp vào cơ thể với tốc độ lớn và khoảng cách gần khiến mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm, tuần hoàn máu của cơ thể mất cân bằng, dễ bị cảm cúm. Quạt thổi lên đầu khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Người dùng nên đặt quạt hướng vào tường hoặc lên trần nhà để không khí được lưu thông tốt hơn.

 Để quạt thổi trực tiếp vào mặt dễ gây đau đầu, chóng mặt. Ảnh: Marcus Redden
Để quạt thổi trực tiếp vào mặt dễ gây đau đầu, chóng mặt. Ảnh: Marcus Redden



Dùng quạt khi ngủ

Khi ngủ, hệ miễn dịch và các cơ quan nội tạng của con người sẽ nghỉ ngơi. Tiếp xúc với gió quạt trong thời gian dài dễ gây cảm cúm, sổ mũi và đau họng. Bạn nên sử dụng quạt ở mức gió trung bình, cách người khoảng 2 m, quay đều các hướng và hẹn giờ tắt cho quạt.

Dùng quạt khi cơ thể nhiều mồ hôi

Khi nhiệt đô cơ thể đang cao, tiết nhiều mồ hôi do vận động hoặc mới đi ngoài đường về, mọi người không nên ngồi trước quạt để giải nhiệt. Thay vào đó, bạn cần uống nhiều nước, lau khô người, thân nhiệt ổn định mới dùng quạt làm mát từ từ.

Chỉnh tốc độ quạt quá cao

Vận tốc gió càng cao càng làm cho mồ hôi trên da bốc hơi nhanh, lỗ chân lông bít lại khiến cơ thể cảm thấy nóng hơn, dẫn đến mệt mỏi. Người dùng nên chỉnh quạt ở tốc độ vừa phải tạo gió nhẹ, đủ để cơ thể cảm thấy dễ chịu.

Cẩm Anh (Live Science, VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.