2 tác phẩm gốm sứ Việt Nam được trao kỷ lục Guinness thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 30-6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao kỷ lục Guinness thế giới cho 2 tác phẩm gốm sứ nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Hùng (làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Hai tác phẩm của nghệ nhân Nguyễn Hùng được trao tặng danh hiệu kỷ lục Guinness thế giới là: "Thiềm Thừ thiên phong ấn"-điêu khắc linh vật thần thoại bằng gốm lớn nhất và "Phú quý mãn đường"-đĩa gốm chạm khắc lớn nhất.

Nghệ nhân Nguyễn Hùng và con trai cầm bằng chứng nhận kỷ lục Guinness thế giới. Ảnh nguồn PLO
Nghệ nhân Nguyễn Hùng và con trai cầm bằng chứng nhận kỷ lục Guinness thế giới. Ảnh nguồn PLO


Tác phẩm Thiềm Thừ thiên phong ấn nặng 1.500 kg, có chiều dài 1,735 m, chiều rộng 1,1 m và chiều cao 0,778 m. Linh vật thần thoại ở đây là cụ cóc Thiềm Thừ, hay còn gọi là cóc phong thủy, cóc ba chân linh thiêng ở châu Á và là biểu tượng của sự thịnh vượng.

Cụ cóc thần thoại ngồi trên đỉnh một đống tiền xu và vàng thỏi, có biểu tượng âm dương trên đỉnh đầu bằng sứ, ngậm một đồng xu trên miệng và chòm sao bắc đẩu trên lưng.

Tác phẩm “Thiềm thừ Thiên phong ấn” (bên trái) và tác phẩm “Phú Quý Mãn Đường”. Ảnh nguồn Báo Dân tộc và Phát triển
Tác phẩm “Thiềm thừ Thiên phong ấn” (bên trái) và tác phẩm “Phú Quý Mãn Đường”. Ảnh nguồn Báo Dân tộc và Phát triển


Tác phẩm "Phú quý mãn đường" nặng 400 kg có đường kính 1,37 m có đắp nổi và chạm khắc của cây Tuyết Tùng và đôi chim công, và các yếu tố phong thủy như núi và mặt trời nhằm truyền đạt ý tưởng về sự giàu có, vĩnh cửu, quyền quý và hạnh phúc viên mãn đời đời. Chiếc đĩa được nghệ nhân Nguyễn Hùng chế tác thành công vào năm 2018, và mất khoảng 2.500 giờ (khoảng 1,5 năm).

Bà Mai McMillan-đại diện tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới-nói: "Để đủ điều kiện cho hồ sơ, cả hai đều phải được làm bằng gốm, đều phải thể hiện được tính mỹ thuật được công nhận và các phép đo phải được thực hiện bởi một chuyên gia đo lường có trình độ với sự chứng kiến của hai nhân chứng độc lập. Mỗi bằng chứng phải được tập hợp lại với nhau và gửi để chúng tôi xem xét. Tôi muốn khen ngợi các kỷ lục gia đã tuân thủ tất cả các hướng dẫn, điều này đã dẫn đến thành tích của hai kỷ lục thế giới này".

Nghệ nhân Nguyễn Hùng tâm huyết với gốm. Ảnh nguồn PLO
Nghệ nhân Nguyễn Hùng tâm huyết với gốm. Ảnh nguồn PLO


Nghệ nhân Nguyễn Hùng xúc động chia sẻ: "Tôi không tin đó là sự thật khi mình được nhận 2 kỷ lục thế giới Guinness cho 2 tác phẩm gốm nghệ thuật. Đó là kết quả cho 40 năm nỗ lực tìm tòi sáng tạo của tôi.

Tôi có nhiều trăn trở, mong muốn làm được điều gì đó cho nghề gốm sứ? Làm sao để định vị gốm Việt, vươn tầm thế giới. Và tôi cũng mong muốn giới trẻ tiếp tục giữ lửa nghề, mong các bạn trẻ dành nhiều thời gian nỗ lực, tâm huyết hơn cho đam mê của mình để một ngày nào đó các bạn cũng như tôi hôm nay được ghi nhận và vinh danh".

Tiến sĩ Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Mỹ thuật ứng dụng Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá tại buổi trao kỷ lục Guinness thế giới cho 2 tác phẩm gốm: "Đây là sự lao động hết mình, sáng tạo chinh phục đỉnh cao của gốm Việt Nam và thế giới. Tôi biết anh Nguyễn Hùng đã lâu, biết tình yêu gốm luôn chảy trong huyết quản. Ngoài sự thuần thục về tay nghề, anh Hùng có sự khát khao và tình yêu gốm rất lớn thể hiện qua việc tìm tòi và sáng tạo men từ sen. Tôi khâm phục ý chí lao động miệt mài, sự cố gắng của anh".

Nghệ nhân Nguyễn Hùng (SN 1971, TP. Hải Phòng) sớm bén duyên với gốm. Năm 1986, anh được giao nhiệm vụ khảo sát về nghề gốm tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Sau đó, anh quyết định bám trụ với làng gốm Bát Tràng.

 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.