18 giờ kịch tính khiến Tổng thống Donald Trump đổi ý về thuế đối ứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi quyết định về thuế đối ứng, các trợ lý của ông tuyên bố đây là chiến lược đã được tính toán từ trước.

Nước Mỹ bước vào ngày 9-4 (giờ địa phương) với mức thuế quan cao nhất đối với hàng hóa nước ngoài trong vòng một thế kỷ. Trong khi đó, thị trường trái phiếu phát tín hiệu cảnh báo rằng nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm tái cấu trúc thương mại toàn cầu có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng còn lớn hơn nhiều.

Sự thay đổi gây sốc

Các cố vấn của ông Donald Trump vẫn tự tin cho rằng chiến lược định hình lại nền kinh tế toàn cầu là hoàn toàn đúng đắn, bất chấp việc chỉ số S&P 500 đã mất đi 12% giá trị chỉ trong vòng một tuần.

Nhưng chỉ vài giờ sau đó, ông Donald Trump đã phần nào rút lui khi tạm dừng mức thuế đối ứng vừa áp đặt lên hàng loạt nền kinh tế dù tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Tờ The Washington Post đã có bài viết về những gì xảy ra trong vòng 18 giờ, dẫn đến việc ông Donald Trump đổi ý về thuế đối ứng.

Trước khi có sự thay đổi gây sốc nói trên, từ tối ngày 8-4 đến trưa ngày 9-4 (giờ địa phương), ông Donald Trump và các cố vấn thương mại của mình đã nói chuyện với một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa và các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Trong các cuộc trao đổi, những nhân vật này bày tỏ lo ngại về tình trạng thị trường toàn cầu đang lao dốc và nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày một lớn, đồng thời thúc giục ông Donald Trump hành động.

Sàn giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) hôm 8-4. Ảnh:THX
Sàn giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) hôm 8-4. Ảnh:THX

Cụ thể, tối ngày 8-4, ông Donald Trump có cuộc trao đổi qua điện thoại kéo dài hơn một giờ với một nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa. Một số thượng nghị sĩ đã bày tỏ lo ngại về các mức thuế quan.

Tối hôm đó, ông Donald Trump cũng theo dõi diễn biến thị trường trái phiếu.

Sáng ngày 9-4, ông Donald Trump gặp lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa tại Thượng viện John Thune tại Nhà Trắng.

Ông cũng điện đàm với Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter, người nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp Thụy Sĩ trong việc tạo ra việc làm tại Mỹ. Bà Karin Keller-Sutter cũng lưu ý rằng Thụy Sĩ vào năm ngoái đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng công nghiệp của Mỹ.

Cuộc họp tại phòng Bầu dục

Ông Donald Trump cũng theo dõi cuộc phỏng vấn ông Jamie Dimon, Giám đốc điều hành Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ) trên kênh Fox News. Ông Dimon cảnh báo suy thoái là một "kết cục có khả năng xảy ra" trước tình hình kinh tế bất ổn và cho biết hầu hết mọi người mà ông nói chuyện đều đang "cắt giảm chi tiêu" vì điều đó.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhận cuộc gọi từ Ủy viên phụ trách thương mại và an ninh kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Maros Sefcovic.

EU hôm 9-4 đã thông qua các biện pháp trả đũa nhằm vào thuế thép và nhôm của Mỹ. Đòn thuế này được thiết kế để nhắm tới nhiều cử tri của ông Donald Trump, từ nông dân trồng đậu nành đến các nhà sản xuất nhựa. Các nhà lãnh đạo EU - đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - đang chuẩn bị đòn trả đũa lớn hơn ngay cả khi họ tìm kiếm một thỏa thuận để loại bỏ càng nhiều rào cản thương mại càng tốt với Washington.

Đến giữa trưa ngày 9-4, Tổng thống Donald Trump cùng ông Lutnick và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng để bàn về bước đi thuế quan nói trên.

Ngay sau khi ông Donald Trump công bố động thái mới nhất về thuế đối ứng, các trợ lý của nhà lãnh đạo này cũng nhanh chóng tuyên bố rằng đây là chiến lược đã được tính toán từ trước. Nhưng bên trong Nhà Trắng, ngay cả một số quan chức cấp cao cũng dường như bị sốc trước động thái này.

Một diễn biến đáng chú ý nữa là ông Peter Navarro, cố vấn thương mại lâu năm của ông Donald Trump và là người khuyến khích nhà lãnh đạo này theo đuổi chính sách thuế quan cứng rắn, không tham gia vào cuộc thảo luận tại Phòng Bầu dục. Đây là dấu hiệu cho thấy quan điểm của ông Navarro đang mất dần ảnh hưởng.

Theo Hoàng Phương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null