161 học viên tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 12-4, tại TP. Pleiku, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí kỹ năng ứng dụng công nghệ AI trong sáng tạo nội dung báo chí.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Huỳnh Kiên-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Gia Lai; Trần Quốc Anh-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh.

Tham gia lớp bồi dưỡng có 161 học viên là hội viên, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên các cơ quan báo chí tỉnh; báo chí Trung ương, bộ, ngành thường trú tại Gia Lai; Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố.

Lớp bồi dưỡng tập trung các nội dung: Al là gì; cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo trong báo chí; kỹ năng ứng dụng AI trong thu thập và kiểm chứng thông tin; kỹ năng ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung báo chí; ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu báo chí, thiết kế thông tin đồ họa; ứng dụng AI trong sản xuất nội dung đa phương tiện cho báo chí.

03d8d59dbd1203a1fe8cd73cc393421c.jpg
Quang cảnh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.

Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Huỳnh Kiên-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Gia Lai cho biết: Công nghệ thông tin, ứng dụng AI ngày càng phát triển, đòi hỏi mọi người phải không ngừng học tập, tiếp thu để ứng dụng vào thực tế công việc. Thường trực Hội mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “kỹ năng ứng dụng công nghệ AI trong sáng tạo nội dung báo chí” nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên, phóng viên. Mong các học viên học tập nghiêm túc, tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng để ứng dụng ngay vào công việc chuyên môn, để thực hiện công việc nhanh hơn, tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao hơn.

Dịp này, Hội Nhà báo tỉnh đã trao chứng nhận tác phẩm báo chí chất lượng cao-năm 2024 cho các tác giả, nhóm tác giả.

img-0530.jpg
Đồng chí Huỳnh Kiên (thứ 2 từ phải sang)-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Gia Lai trao chứng nhận cho các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm xếp loại A.

Theo đó, Hội Nhà báo tỉnh đã xét duyệt, nghiệm thu và trao chứng nhận cho 33 tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các loại hình: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Cụ thể, có 4 tác phẩm được xếp loại A, 12 tác phẩm xếp loại B, 17 tác phẩm xếp loại C.

Trong đó, xếp loại A ở loại hình báo in thuộc về tác phẩm “Kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số: “Củng cố niềm tin, tạo động lực giảm nghèo” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Dung-Phan Thị Lài (Báo Gia Lai); xếp loại A ở loại hình báo điện tử thuộc về tác phẩm “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” của nhóm tác giả Nguyễn Vĩnh Hoàng-Nguyễn Lê Minh Triều (Báo Gia Lai).

0d756d2853585ece5c98b768abe92126.jpg
Đồng chí Huỳnh Kiên (thứ 5 từ trái sang)-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Gia Lai trao chứng nhận cho các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm xếp loại B.

Xếp loại A ở loại hình phát thanh thuộc về tác phẩm “Hối hận muộn màng” của tác giả Đoàn Bình (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh). Xếp loại A ở loại hình truyền hình thuộc về tác phẩm “Chiến thắng Đak Pơ-Điện Biên Phủ ở Liên khu V” của nhóm tác giả Hà Đức-Đức Hải-R’Piên-Viễn Khánh-Ngọc Dung-Dương Trung (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh).

Có thể bạn quan tâm

 HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

(GLO)- Ngày 10-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Ayun H’Bút-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh tại huyện Chư Sê.

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung tại hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II-2025.

Biết ơn nguồn cội

Biết ơn nguồn cội

(GLO)- Việt Nam có nhiều dân tộc, dòng họ nhưng đều cùng một “bọc trăm trứng” mà ra, cùng là “con Lạc cháu Hồng”, giàu truyền thống văn hóa tốt đẹp và bề dày lịch sử. Điều đó tạo nên trong mỗi con người Việt Nam niềm tự tôn dân tộc, tình cảm gắn bó với quê hương, xứ sở.