Xuất hiện biến thể phụ BA.2.75 và XBB của chủng Omicron tại TP. HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dựa vào diễn biến dịch Covid-19 thời gian qua và kết quả điều tra huyết thanh vào tháng 9, nhóm nghiên cứu nhận định tình hình Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh đang được kiểm soát tốt.
Ngày 4-1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM công bố kết quả tầm soát biến chủng SARS-CoV-2 trong 6 tháng cuối năm 2022 tại TPHCM. Công tác do nhóm nghiên cứu Covid-19 của bệnh viện và đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford thực hiện trên 526 bệnh nhân Covid-19 từ ngày 1-7 đến 25-12-2022. Trong đó, 67% (tương ứng với 353 ca) bệnh nhân có tải lượng virus phù hợp và được giải mã gene.
Các nhà nghiên cứu thu nhận 336 bộ gene SARS-CoV-2, chiếm 95% trong tổng số 353 mẫu được đem đi phân tích. Kết quả định danh cho thấy sự lưu hành của biến thể Omicron trong 6 tháng cuối năm và một chủng Delta ghi nhận vào tháng 7-2022. 
(Ảnh minh họa. Minh Quyết/TTXVN)
Ảnh minh họa. Minh Quyết/TTXVN
Nhóm nghiên cứu cho biết, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion (trong các tháng 7-9-2022) sang biến thể phụ BA.2.75 (bao gồm biến thể phụ BN.1) trong 3 tháng cuối năm.
Ngoài ra, kết quả còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB vào tháng 12-2022 nhưng ở tỷ lệ thấp. Cụ thể là 3/52 trình tự giải mã vào tháng 12, chiếm 5,7%. Theo các nhà nghiên cứu, sự dịch chuyển theo thời gian giữa các biến thể phụ của Omicron từ BA.5 sang BA.2.75 trên địa bàn TP. HCM là phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Dựa vào diễn biến dịch Covid-19 thời gian qua và kết quả điều tra huyết thanh vào tháng 9, nhóm nghiên cứu nhận định, tình hình Covid-19 của TP. HCM đang được kiểm soát tốt. Qua đó, thể hiện vai trò của vắc xin Covid-19 trong việc bảo vệ bệnh nhân nặng và tử vong.
Việc tầm soát biến thể của SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục được nhóm nghiên cứu thực hiện trong thời gian tới, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho chương trình ứng phó đại dịch Covid-19 của TP. HCM.
XBB là một biến thể phụ của Omicron, hay còn gọi là chủng BA.2.10, được phát hiện trên thế giới từ tháng 8-2022. Sau đó, XBB đã phát triển thêm các biến thể phụ bao gồm XBB.1 và XBB.1.5.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ghi nhận biến thể XBB đã xuất hiện ở ít nhất 70 quốc gia và đã tạo ra một làn sóng lây nhiễm tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Singapore vào tháng 10-2022.
L.H (theo saigongiaiphongo, TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

(GLO)- Tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, qua hơn 2 tháng kêu gọi vận động đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc-Thận nhân tạo, bệnh viện đã nhận được gần 420 triệu đồng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

(GLO)- Loãng xương vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”. Không ít người trong độ tuổi 20-30 đã phải đối mặt với nguy cơ xương giòn, mật độ xương thấp do lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lạm dụng đồ uống có gas, cà phê.

null