Xử lý vi phạm nồng độ cồn: Tránh "đánh trống bỏ dùi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước khi xảy ra dịch Covid-19, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy vẫn còn một số ý kiến tỏ ra băn khoăn về mức phạt đối với hành vi này được áp dụng từ ngày 1-1-2020 nhưng đa số người dân đều đồng tình ủng hộ. Trên phạm vi cả nước, từ khi Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì ý thức chấp hành pháp luật về giao thông được nâng cao, tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia không còn phổ biến như trước, tai nạn giao thông được kiềm chế và kéo giảm cả 3 tiêu chí.
Tại Gia Lai, thống kê từ ngày 1-1 đến 14-2, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 834 trường hợp vi phạm nồng độ cồn với số tiền 2,04 tỷ đồng, tạm giữ 834 phương tiện, tước 434 giấy phép lái xe. Theo nhận định của lực lượng CSGT các địa phương, sau một thời gian tăng cường xử lý vi phạm, tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu bia có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, để đối phó với lực lượng chức năng, một số đối tượng đã lập trang Facebook báo chốt đo nồng độ cồn. Theo hướng dẫn của các trang Facebook này, không ít trường hợp uống rượu bia đã “thông chốt” thành công. Bên cạnh đó, cũng trong khoảng thời gian trên, đã có 19 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Ngoài ra, cũng có trường hợp lợi dụng vị thế xã hội hoặc quan hệ công tác để càn quấy, gây cản trở lực lượng thực thi công vụ. Điển hình như vụ một nhân viên trong ngành truyền thông sau khi uống rượu bia vẫn điều khiển ô tô trên đường Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku) và tông vào xe taxi Mai Linh trong đêm 6-3 vừa qua. Hậu quả là vị nhân viên “coi trời bằng vung” này đã nhận một quyết định xử phạt… không hề nhẹ!
Tổ kiểm tra đo nồng độ cồn người điều khiển phương tiện trên quốc lộ 19. Ảnh: Nguyễn Giác
Tổ kiểm tra đo nồng độ cồn người điều khiển phương tiện trên quốc lộ 19. Ảnh: Internet
Nhằm tránh hiện tượng “đánh trống bỏ dùi”, vừa qua, Cục CSGT (Bộ Công an) đã xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông, kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội. Ngoài kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vận chuyển chất cháy nổ trái phép, các phương tiện chở người đi khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật.
Theo chỉ đạo của Cục CSGT, từ ngày 9 đến 15-3, các đơn vị, địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch, tổ chức tuyên truyền cho người dân biết về đợt kiểm soát, xử lý chuyên đề này của CSGT, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Từ ngày 16-3 đến 15-4, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tổ chức ra quân, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm theo kế hoạch.
Theo chúng tôi, việc chỉ đạo siết chặt kiểm tra nồng độ cồn của Cục CSGT trong thời điểm này là rất cần thiết. Bởi lẽ, một chủ trương lớn của Chính phủ muốn được người dân tự giác thực hiện thì phải có một quá trình theo dõi, đôn đốc, thậm chí phải được chế tài bởi những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Kinh nghiệm từ chủ trương của Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo nổ đã chứng minh điều đó. Tương tự, để tránh tình trạng “nhờn luật” thì ngay từ bây giờ, ngành chức năng phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Về thực chất, siết chặt kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn là việc làm nhân đạo, vì sức khỏe và tính mạng của con người.
 DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.