Các nhà khảo cổ Xứ Wales (Vương quốc Anh) vừa khai quật một kho vật dụng được chế tác công phu, tài sản quý giá nhất của những người thợ săn 9.200 năm trước. Ngày nay, đó là một kho báu khảo cổ lớn.
Nhóm khảo sát từ công ty khảo cổ Aeon Archaeology tuyên bố đã có một "may mắn phi thường" khi thu được tổng cộng 314 hiện vật trong tình trạng cực kỳ tốt có niên đại từ 9.220 đến 9.280 năm tuổi khi đào bới khu vực quanh lâu đài cổ Rhuddlan nổi tiếng ở hạt Denbighshire, xứ Wales.
Việc khảo sát khu đất là để chuẩn bị cho một dự án nhà ở mới. Tuy nghi ngờ rằng mảnh đất có thể tiềm tàng các cổ vật giá trị, nhưng họ không nghĩ rằng sẽ tìm được một kho đồ vật xưa đến thế.
Một nhà khảo cổ đang khai quật các hiện vật quý giá - Ảnh: Aeon Archaeology
Theo Acient Origins, "kho báu" là một loạt công cụ của các thợ săn thời đồ đá, được chế tác từ đá lửa và một dạng đá trầm tích cứng được tạo thành bởi tinh thể thạch anh. Những công cụ cỡ lớn được tạo ra với những mục đích như cắt thịt hoặc cạo da động vật; trong khi một số lưỡi dao nhỏ và sắc được gọi là "microlith" có thể hoạt động như một con dao đa năng. Đặc biệt hơn là một công cụ hình dáng khá lạ giúp tạo hình gỗ thành những đồ dùng hữu ích.
Lâu đài cổ Rhuddlan - Aeon Archaeology
Với niên đại và sự đa dạng trong chế tác của các hiện vật, đó là một kho báu khảo cổ giá trị cao. Theo 2 nhà khảo cổ dẫn đầu nghiên cứu là tiến sĩ Richard Cooke và Josh Dean, chủ nhân của chúng xem khu vực này là một bãi săn tạm.
Phát hiện này chỉ kém cạnh đại điểm khảo cổ Nab Head, cũng ở xứ Wales, nơi có tới 12.000 mảnh đá lửa thời đại đồ đá cũ từng được phát hiện. Chính quyền địa phương đã ban hành một kế hoạch chi tiết nhằm bảo đảm việc xây dựng nhà ở bên trên sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kỳ kho báu khảo cổ nào.
Tại Triển lãm, khách tham quan được trải nghiệm ứng dụng Hologram để hiểu về câu chuyện Mộc bản Triều Nguyễn bằng tranh cát, công nghệ 3D Mapping để xem quy trình biên soạn và khắc in Mộc bản.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 với chủ đề “Gia Lai-những sắc màu văn hóa”.
Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận Quần thể Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
(GLO)- Chương trình biểu diễn đầu tiên vào chiều 16-9 của đoàn nghệ nhân Gia Lai đã gây ấn tượng mạnh đối với khán giả tại Lễ hội Âm thanh Thế giới 2023 (Jeonju International Sori Festival) được tổ chức tại (TP. Jeonju, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc).
Danh sách 50 ứng viên vừa được UNESCO công bố để xem xét trở thành di sản thế giới trong đợt công nhận năm 2023, trong đó có hai di sản của Việt Nam được nhập chung làm một.
Trong quá trình người dân canh tác trên bề mặt gò, khi đào xuống đã xuất lộ những dải móng gạch chạy dài, màu đỏ, cùng một số hiện vật tương đồng với Di tích Khảo cổ Cát Tiên.
(GLO)- Bằng đôi bàn tay tài hoa, nhiều nghệ nhân Jrai, Bahnar đã biến những khúc gỗ, thanh tre vô tri thành vật dụng hữu ích, chung tay giữ “lửa” nghề truyền thống và góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc.
(GLO)- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người khó có thể tránh được những việc làm sơ ý, gây thương tích cho những người xung quanh. Để tỏ lòng xin lỗi, thương cảm với những người không may bị đau vì sự sơ ý đó, người Bahnar có một tập tục xin lỗi rất đặc biệt, đó là tơmăr.
(GLO)- Mỗi khi có dịp đến với vùng đất Tây Nguyên, đâu đó chúng ta tình cờ nhìn thấy những tượng gỗ dân gian, tượng nhà mồ với nhiều sắc thái khác nhau được đặt ở cổng làng, khu vực nương rẫy hoặc ở khu nhà mồ của các dân tộc thiểu số bản địa. Tượng nhà mồ thường được thể hiện rất sinh động, mỗi bức đều có ý nghĩa riêng; trong đó, tượng nhà mồ của các dân tộc Bahnar, Jrai, Ê Đê… được tạc khá phong phú và đặc sắc.
Thành bậc lan can thời Lý có niên đại đầu thế kỷ 12, là di vật đá độc bản, được chế tác hoàn toàn bằng kỹ thuật chạm khắc thủ công với hình ảnh các vũ nữ trong điệu múa dâng hoa cực kỳ tinh xảo.
(GLO)- Chiều 6-9, tại Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức buổi duyệt chương trình văn nghệ dân gian của đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Lễ hội âm thanh thế giới Jeonju 2023 tại Hàn Quốc (Festival Sori Quốc tế Jeonju).
(GLO)- Được sự cho phép của UBND tỉnh Gia Lai, nhận lời mời và sự tài trợ kinh phí từ Trường Đại học Jeonju Kijeon (Hàn Quốc), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành lập đoàn nghệ nhân tham dự lễ hội Âm thanh thế giới lần thứ 22 tại nước này.
Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài sử thi, dân ca, dân vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành; trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.
Bộ tượng Trúc Lâm tam tổ ở chùa Phổ Minh (P.Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) được làm từ thế kỷ 17, bằng gỗ, sơn son, thếp vàng, trải qua thăng trầm lịch sử, đến nay còn nguyên vẹn.