Phát hiện mới về khảo cổ học thời kỳ Đá cũ ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đoàn cán bộ gồm đại diện Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Khảo cổ học-Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa tiến hành khảo sát khảo cổ học trên địa bàn huyện Phú Thiện và thị xã An Khê.
Tại huyện Phú Thiện, đoàn tiến hành khảo sát tại 5 địa điểm thuộc xã Chư A Thai. Tại đây, đoàn đã thu được 30 hiện vật Đá cũ, nâng tổng số hiện vật phát hiện lên 140 (năm 2019 là 110 hiện vật). Kết quả khảo sát năm 2019 và đợt đầu năm 2020 đã dẫn đến nhận định của các nhà khoa học: Ở vùng lòng chảo Chư A Thai tồn tại một hệ thống các di tích khảo cổ thời đại Đá cũ của cư dân nguyên thủy, các di vật này đều nằm trên mặt đất qua quá trình canh tác của người dân đã bật lên. Trong số đó, có 1 địa điểm tìm thấy di vật đá còn nằm trong địa tầng. Di tích này có khả năng đào thám sát và sẽ liên quan đến vị trí khai quật vào năm 2021, sau khi được chính quyền các cấp cho phép.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Tại thị xã An Khê, đoàn đã có những phát hiện mới về các di tích Đá cũ tại: Tú Thủy 1, Tú Thủy 2, Hòn Bùn (xã Tú An), An Thạch (xã Xuân An), Tân Chính 1, Tân Chính 2 (phường An Bình). Qua khảo sát, đoàn thu thập thêm 14 hiện vật đá có giá trị. Phát hiện này đã bổ sung vào bản đồ khảo cổ học Đá cũ An Khê 6 di tích, nâng tổng số điểm di tích lên 31 (2019 là 25 điểm di tích). Các điểm di tích này đều phân bố dọc hai bờ sông Ba, thuộc thềm cổ (có thể là thềm bậc 2 của sông này).
Theo các nhà khoa học, những phát hiện mới tại 2 địa phương này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu giai đoạn lịch sử tối cổ ở Việt Nam.
 NGUYỄN HOA-QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.