Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị:

Xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác cán bộ, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp về công tác cán bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Những kết quả quan trọng

Theo đó, hệ thống các văn bản về công tác cán bộ của tỉnh ngày càng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ, phù hợp, sát đúng với thực tế. Công tác đánh giá cán bộ được đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được thực hiện theo đúng nguyên tắc và hướng dẫn của Trung ương. Công tác quy hoạch cán bộ được triển khai thực hiện theo đúng phương châm “động” và “mở”, tạo nguồn chủ động bố trí cán bộ, bước đầu khắc phục tình trạng thiếu hụt, cục bộ trong các ngành, đơn vị, địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng, quan tâm, từng bước gắn với vị trí việc làm, chức danh cán bộ đang đảm nhận và quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ. Việc quản lý, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện công khai, dân chủ, khách quan, đúng nguyên tắc, quy trình, quy định.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, ngay đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó, xác định cụ thể mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu xây dựng 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm quy định; đồng thời đề ra và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới phương thức, quy trình triển khai công tác cán bộ.

Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp được triển khai thực hiện gắn với việc xây dựng, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đây vừa là nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, vừa là nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở địa phương, theo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân. Do vậy, đội ngũ cán bộ thường xuyên được kiện toàn, củng cố, đảm bảo tinh gọn, chất lượng ngày càng nâng lên. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh (gọi chung là đội ngũ cán bộ) có 33.587 người; trong đó ở cấp tỉnh có 9.161 người (chiếm 27,27%), cấp huyện có 19.919 người (59,3%), cấp xã có 4.507 người (13,41%); cán bộ nữ có 21.095 người (62,8%), cán bộ dân tộc thiểu số có 5.301 người (15,78%); về chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có 1.356 người (4,03%), đại học có 21.876 người (65,13%); về lý luận chính trị: cán bộ trình độ trung cấp có 6.480 người (19,29%), trình độ cao cấp, cử nhân có 1.597 người (4,75%).

Cán bộ cơ sở của huyện Chư Păh trao đổi kinh nghiệm công tác. Ảnh: Thanh Nhật

Cán bộ cơ sở của huyện Chư Păh trao đổi kinh nghiệm công tác. Ảnh: Thanh Nhật

So với năm 2015, đội ngũ cán bộ của tỉnh giảm 2.353 người, trong đó, cán bộ nữ giảm 738 người, cán bộ người dân tộc thiểu số giảm 276 người (do thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị), nhưng về chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng 352 người, trình độ đại học tăng 3.743 người; về lý luận chính trị: cán bộ có trình độ trung cấp tăng 1.660 người, trình độ cao cấp, cử nhân tăng 364 người.

Tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đổi mới, kiện toàn, sắp xếp, cơ cấu lại theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, giảm số lượng cấp phó, nhất là giảm số lượng tổ chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Việc thực hiện kiêm nhiệm chức danh và hợp nhất một số mô hình tổ chức mới đã khắc phục được tình trạng chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, giảm đầu mối các cơ quan, giảm số lượng cấp phó... tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thời gian tới, cần tập trung triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đối với công tác cán bộ gắn với sắp xếp tổ chức, bộ máy. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ gắn với công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về công tác cán bộ, hệ thống tổ chức bộ máy ở địa phương để triển khai thực hiện cho phù hợp theo đúng quy định. Chú trọng việc chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện của cấp ủy, các ban, ngành, đoàn thể về quản lý đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ và công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hai là, xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá cán bộ. Trong hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ, cùng với tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, cần chú trọng, nhấn mạnh tiêu chí về năng lực và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Xây dựng quy trình đánh giá cán bộ theo hướng đổi mới, mở rộng dân chủ, xác định rõ trách nhiệm của tập thể cấp có thẩm quyền và người đứng đầu. Tiến hành theo các bước phù hợp đối với việc đánh giá cán bộ theo định kỳ hàng năm; đánh giá cán bộ trước khi hết nhiệm kỳ; đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, quy hoạch, điều động luân chuyển... Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gắn trách nhiệm cá nhân với tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị.

Ba là, thực hiện phương châm “động” và “mở” trong xây dựng quy hoạch cán bộ; mở rộng phạm vi, đối tượng để chọn nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch. Mỗi chức danh cán bộ chuẩn bị ít nhất 3 cán bộ để quy hoạch, mỗi cán bộ có thể được quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh và đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi ở từng chức danh; có tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số phù hợp.

Bốn là, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ, trong đó quy định rõ mục tiêu, quan điểm, phạm vi, đối tượng, độ tuổi, thời gian luân chuyển, chế độ chính sách, quy trình luân chuyển, định hướng sắp xếp sau luân chuyển... Thống nhất nhận thức về công tác luân chuyển cán bộ, trước hết là luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, chỉ thực hiện luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn khi thực sự cần thiết.

Năm là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo mục tiêu, quy hoạch và tiêu chuẩn cán bộ. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Khuyến khích cán bộ tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực công tác. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn các chức danh cán bộ.

Sáu là, tiếp tục đổi mới phương pháp, cải tiến quy trình bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử và bố trí, sử dụng cán bộ. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị; đồng thời căn cứ tiêu chuẩn, quy hoạch cán bộ, năng lực cán bộ và kết quả đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ được giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm nhất thiết phải trong quy hoạch chức danh đó hoặc chức danh tương đương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ theo quy định.

Bảy là, thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ đối với cán bộ được cử đi học để khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế thu hút, sử dụng cán bộ có tài năng. Đi đôi với khuyến khích lợi ích vật chất, nghiên cứu các hình thức thích hợp để tôn vinh và động viên tinh thần đối với cán bộ.

Tám là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ. Xây dựng tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ. Tiếp tục cải tiến phương pháp làm việc theo hướng chuyên sâu, rõ trách nhiệm cá nhân, khuyến khích cán bộ nghiên cứu, đề xuất, phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Tiếp tục rà soát, đánh giá và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cơ quan làm công tác tổ chức ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó kiện toàn, sắp xếp, bổ sung cán bộ có chất lượng, nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động, nhất là công tác tham mưu, hướng dẫn và kiểm tra.

HUỲNH QUANG THÁI

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Với vai trò là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ, những năm qua, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. 

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)-

Sáng 26-9, Đoàn Kiểm tra 1355-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết-Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(GLO)- Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Trẻ hóa cấp ủy chi bộ khu dân cư: “Làn gió mới” trong các phong trào ở cơ sở

Trẻ hóa cấp ủy chi bộ khu dân cư: “Làn gió mới” trong các phong trào ở cơ sở

(GLO)- Thời gian qua, Đảng bộ huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng trẻ hóa đội ngũ cấp ủy chi bộ khu dân cư. Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, ham học hỏi và chủ động ứng dụng công nghệ số trong giải quyết công việc, đội ngũ này đã tạo ra “làn gió mới” trong các phong trào ở cơ sở.