Xã Chư A Thai giành giải nhất Hội thi nghệ thuật quần chúng huyện Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 1 ngày (16-8) diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, Hội thi nghệ thuật quần chúng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) năm 2024 đã kết thúc với giải nhất toàn đoàn thuộc về cụm Công đoàn xã Chư A Thai.
Các tiết mục tại hội thi được đầu tư kỹ lưỡng, gây xúc động người xem. Ảnh: Vũ Chi

Các tiết mục tại hội thi được đầu tư kỹ lưỡng, gây xúc động người xem. Ảnh: Vũ Chi

Hội thi nghệ thuật quần chúng do Liên đoàn Lao động huyện Phú Thiện tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Hội thi thu hút sự tham gia của 12 cụm Công Đoàn với 350 diễn viên không chuyên đến từ 73 Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện.

Các đoàn đã mang đến hội thi 48 tiết mục gồm các thể loại: đơn ca, song ca, múa và tốp ca. Nội dung các tiết mục tập trung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới của Tổ quốc; truyền thống giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn.

Theo đánh giá từ Ban giám khảo, các tiết mục đều được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, mang tính chuyên nghiệp cao. Nhiều chất giọng khỏe, truyền cảm hứng trong từng lời ca, điệu múa, làm xúc động người xem.

Ban tổ chức trao giải nhất toàn đoàn cho cụm Công đoàn xã Chư A Thai. Ảnh: Vũ Chi

Ban tổ chức trao giải nhất toàn đoàn cho cụm Công đoàn xã Chư A Thai. Ảnh: Vũ Chi

Kết thúc hội thi, ngoài giải nhất, nhì, ba cho các tiết mục xuất sắc nhất của từng thể loại, Ban tổ chức trao giải nhất toàn đoàn cho cụm Công đoàn xã Chư A Thai, giải nhì cho cụm Công đoàn xã Ia Sol, giải ba cho cụm Công đoàn xã Ia Ake; cụm thi đua số 5 và xã Ia Hiao đạt giải khuyến khích.

Hội thi là dịp để đoàn viên công đoàn giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết; qua đó, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần trong công nhân, viên chức, người lao động trong toàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.