WHO cảnh báo tác động của dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo đang kêu gọi hành động nhằm giải quyết tình trạng nhiều người trở nên lo lắng, bị kích động và trầm cảm có liên quan đến dịch COVID-19.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock.com)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 22/7 cho biết tác động đến sức khỏe tâm thần của đại dịch COVID-19 sẽ "lâu dài và sâu rộng."
Cảnh báo được đưa ra tại phiên khai mạc cuộc họp hai ngày ở Athens (Hy Lạp) của WHO với các bộ trưởng y tế từ hàng chục quốc gia, trong bối cảnh nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo đang kêu gọi hành động nhằm giải quyết tình trạng nhiều người trở nên lo lắng, bị kích động và trầm cảm có liên quan đến dịch COVID-19.
Tuyên bố của WHO nêu rõ: "Mọi người bị ảnh hưởng theo cách này hay cách khác. Cảm xúc lo lắng bị nhiễm bệnh, tác động tâm lý của các biện pháp phong tỏa và cách ly đang gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần, bên cạnh sự trầm cảm liên quan đến thất nghiệp, vấn đề tài chính và liên kết xã hội."
Tại hội nghị, Giám đốc WHO tại khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết sức khỏe tâm thần nên được coi là "một quyền con người cơ bản". Ông khẳng định: "Đại dịch đã làm rung chuyển thế giới. Hơn 4 triệu người đã tử vong trên toàn cầu, kế sinh nhai của mọi người bị hủy hoại, nhiều gia đình và cộng đồng buộc phải cách ly, nhiều doanh nghiệp phá sản và nhiều người bị tước đoạt cơ hội."
WHO kêu gọi củng cố các dịch vụ sức khỏe tâm thần nói chung và cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua công nghệ. WHO cũng kêu gọi có các dịch vụ hỗ trợ tâm lý tốt hơn ở các trường phổ thông và đại học, các công sở và những người đang ở tuyết đầu chống dịch.
Tại hội nghị trên, các bộ trưởng đã nghe bà Katerina, 38 tuổi, người Hy Lạp, kể về việc bà đã được điều trị bệnh rối loạn tâm thần từ năm 2002 như thế nào và đã bình phục rất tốt, cho đến khi đại dịch xảy đến.
Hiện bà không thể tham gia trực tiếp các nhóm hỗ trợ và không được gặp cha mình, khiến bà phải tăng thuốc điều trị. Bà cho biết: "Sức ép của giãn cách xã hội khiến sự lo lắng gia tăng".
Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Theo Bộ Y tế, nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine và các chất gây nghiện khác.