WHO: Biến thể của vi rút gây Covid-19 vẫn là mối đe dọa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21.11 cho biết Covid-19 vẫn là mối đe dọa vì một biến thể của vi rút đang lây lan đều đặn trên toàn cầu.

"Vi rút SARS-CoV-2 này đang lây lan ở mọi quốc gia và vẫn gây ra mối đe dọa... Chúng ta phải luôn cảnh giác vì vi rút đang lây lan, phát triển và biến đổi", AFP dẫn lời chuyên gia WHO Maria Van Kerkhove phát biểu trong cuộc thảo luận trên các kênh mạng xã hội của tổ chức này.

Bà Van Kerkhove là trưởng nhóm kỹ thuật của WHO trong đại dịch Covid-19 và hiện là lãnh đạo tạm thời của bộ phận phòng ngừa dịch bệnh và đại dịch tại cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc.

WHO cảnh báo Covid-19 vẫn là mối đe dọa trên toàn cầu. Ảnh: AFP

WHO cảnh báo Covid-19 vẫn là mối đe dọa trên toàn cầu. Ảnh: AFP

Hiện tại ba biến thể được quan tâm của vi rút gây Covid-19 là XBB.1.5, XXB.1.16 và EG.5, bên cạnh sáu biến thể nằm trong diện được theo dõi, tức mức độ gây quan ngại của 6 biến thể này thấp hơn. Song một trong sáu biến thể này, BA.2.86, dự kiến sẽ trở thành biến thể được quan tâm.

Theo bà Van Kerkhove, WHO "không thấy sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng" của biến thể BA.2.86 so với các dòng biến thể khác, nhưng đã ghi nhận "sự gia tăng chậm và ổn định" của số ca nhiễm liên quan đến biến thể này trên toàn thế giới.

Việc thay đổi phân loại đối với biến thể BA.2.86 sẽ giúp thúc đẩy công tác giám sát và nghiên cứu Covid-19.

WHO cũng công bố đánh giá rủi ro mới đối với biến thể EG.5 mặc dù WHO chưa thay đổi phân loại về mức độ nghiêm trọng của nó.

Đại dịch Covid-19 đã giết chết hàng triệu người và gây ra tác động nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội toàn cầu. WHO đã tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây lo ngại toàn cầu - mức báo động cao nhất hiện có - vào ngày 30.1.2020 và cuối cùng đã dỡ bỏ tình trạng này vào ngày 5.5 năm nay.

Bên cạnh các triệu chứng cấp tính, WHO cũng lo ngại về ảnh hưởng lâu dài do vi rút gây ra, được gọi chung là "long Covid", tức "hậu Covid".

"Chúng tôi có bằng chứng cho thấy việc tiêm vắc xin Covid-19 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh hậu Covid", bà Van Kerkhove cho hay. Bà tiết lộ 13,5 tỉ liều vắc xin Covid-19 đã được sử dụng trên toàn thế giới.

Lưu ý rằng mọi người có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 và cúm cùng lúc, bà kêu gọi người dân ở Bắc bán cầu tiêm vắc xin phòng cả hai loại bệnh này khi mùa đông đến gần.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.