Vụ cô gái vỡ đốt sống lưng,BS cảnh báo tới tất cả người tập yoga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua khai thác, cô gái trẻ ở Hà Nội bị vỡ thân đốt sống lưng cho biết từng có thời gian tập yoga.
Vừa qua, BV đa khoa Đức Giang tiếp nhận một cô gái trẻ vào viện khám trong tình trạng đau thắt cột sống.
Theo chia sẻ của Hoa (Hà Nội), buổi sáng khi cô đang đứng, bỗng nhiên ho một tiếng mạnh, đồng thời xuất hiện một tiếng “cục” ở sau lưng, ngay sau đó phần lưng cô đau điếng, không thể đứng được, phải nằm xuống luôn. Khi vào BV, bác sĩ kết luận, cô bị vỡ thân đốt sống lưng.
Bản thân Hoa cũng chia sẻ bất ngờ khi chỉ vì một tiếng ho mà cô bị chấn thương, phải nằm viện điều trị gần 1 tuần. Rất nhiều người khác khi biết câu chuyện của cô cũng không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc.
Bất kể ai tập yoga cũng cần lắng nghe cơ thể, tập vừa sức, không nên đốt cháy giai đoạn
Bất kể ai tập yoga cũng cần lắng nghe cơ thể, tập vừa sức, không nên đốt cháy giai đoạn
Tuy nhiên BS Trần Tuấn Anh, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đức Giang khẳng định, việc bệnh nhân kết luận ho dẫn đến vỡ đốt sống là “suy diễn”, trong y văn chưa từng ghi nhận trường hợp nào vỡ thân đốt sống lưng do ho và thực tế nhiều bệnh nhân nhập viện còn có những cơn ho dữ dội hơn nhiều trong thời gian dài.
BS Tuấn Anh cho biết, khi vào viện, bệnh nhân vẫn đi lại được, đau nhiều phần cột sống. Ban đầu bác sĩ nghi ngờ co thắt cột sống do vận động sai tư thế nên chỉ định chụp X-quang kiểm tra. Khai thác thêm bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước đó từng tập yoga, nhiều lúc gắng sức.
Hình ảnh cho thấy đây là tổn thương đã cũ ở một phần cột trụ trước, không phải gãy mà là bong điểm bám của dây chằng trước, cột sống bị căng giãn quá mức khiến dây chằng bao khớp bị giãn.
Với trường hợp này, bệnh nhân đã được điều trị giảm đau, giãn cơ, dùng nẹp cố định. Tuy nhiên tình trạng không thể trở về như ban đầu.
Theo BS Tuấn Anh, nếu bệnh nhân cố chịu đau không điều trị, dần dần sẽ có nguy cơ cao trượt đống sống vì vị trí hiện tại đã bị yếu, nếu vận động mạnh đột ngột, bị loãng xương hoặc gặp các tai nạn thì tổn thương sẽ rất nghiêm trọng.
BS cũng yêu cầu bệnh nhân từ nay trở đi phải vận động nhẹ nhàng, không làm việc quá nặng, không tập các động tác thể thao quá mạnh.
BS Tuấn Anh khuyến cáo, khi tập các động tác múa dẻo hay yoga, cần tập từ từ từng chút một để giãn nở dây chằng bao khớp từ từ.
“Nên tập đủ theo cảm nhận, không nên gắng sức và tập cố. Nếu tập đốt cháy giai đạn sẽ khiến dây chằng bị giãn. Khi phát hiện đau cột sống cần phải đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt để phát hiện sớm tổn thương”, BS Tuấn Anh đưa ra lời khuyên.
Theo tiêu chuẩn, một giáo viên được cấp chứng chỉ dạy yoga phải hoàn tất 200 giờ học và vượt qua kỳ thi cả lý thuyết và thực hành, tuy nhiên nhiều lớp học quá đông, thầy giáo không đủ thời gian hướng dẫn cho từng người học. Về phía học viên, tâm lý học nóng vội, mang tính ganh đua, cố gắng thực hiện các tư thế khó quá sức, học từ xa, tự học… cũng có thể không làm đúng cách, dễ gây chấn thương.
Thúy Hạnh (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.