Vỡ mộng “miền đất hứa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) đã tự nguyện hồi hương sau khi vỡ mộng về “miền đất hứa”. Trở về với gia đình, họ vẫn không thôi ám ảnh khi nhớ lại những ngày tháng cơ cực, sống chui lủi nơi đất khách quê người.

Đắng cay nơi đất khách

Hơn 1 năm ròng rã, bà Pang (54 tuổi, trú tại làng Puih Jri, xã Bờ Ngoong) mòn mỏi trông tin chồng nhưng bặt vô âm tín. Bà chỉ nhớ, một buổi tối đầu năm 2023, ông Đinh Phúc (chồng bà) đi đâu rồi không về nữa. Mãi mấy hôm sau, bà mới biết chồng mình nghe người ta lừa phỉnh, dụ dỗ vượt biên sang Thái Lan.

Bà Pang bất ngờ là phải bởi dù đã gần 50 tuổi nhưng ông Đinh Phúc chưa từng đi xa. Vậy mà ai ngờ, ông lại vượt biên đi tìm “miền đất hứa”. Nhưng những gì ông Phúc trải qua lại không như kỳ vọng. Nhớ lại chuyện bị kẻ xấu lừa phỉnh, dụ dỗ vượt biên, ông Phúc kể lại: “Tôi gặp chúng tại một đám cưới trong làng. Chúng nói đã đi Thái Lan trước rồi, cuộc sống bên đó sung sướng lắm, nếu theo “Tin lành Đê ga” thì sau này sẽ được đi Mỹ”.

Lực lượng Công an và chính quyền xã Bờ Ngoong đến thăm hỏi, động viên những người vượt biên sang Thái Lan vừa trở về quê nhà. Ảnh: B.H

Lực lượng Công an và chính quyền xã Bờ Ngoong đến thăm hỏi, động viên những người vượt biên sang Thái Lan vừa trở về quê nhà. Ảnh: B.H

Để được đi Thái Lan, ông Phúc phải đóng 25 triệu đồng cho đối tượng môi giới rồi lòng vòng nhiều chuyến xe, thuyền ghe trung chuyển trên những con đường tiểu ngạch. Không biết tiếng, chân lại bị đau, khi sang đến Thái Lan, ông Phúc chỉ ở nhà chờ những người đồng hương đi làm mang tiền và thức ăn về. Tại một khu trọ ở Bangkok, ông sống chung với Đinh Mah (46 tuổi), Đinh Gan (46 tuổi) và Đinh Găm (48 tuổi, trú cùng làng).

Kể lại việc mình bị lừa vượt biên sang Thái Lan, ông Đinh Mah chia sẻ: “Chúng nói với mình sang đó sẽ có người nuôi, sống cuộc đời sung sướng. Còn nếu trước đây ai theo “Tin lành Đê ga” thì phải trốn, không thì Công an sẽ bắt. Có bỏ mười mấy năm rồi cũng phải trốn vì Công an bắt nhiều người rồi”.

Hoang mang trước lời lừa phỉnh của kẻ xấu nên dù đã có vợ con, nhà cửa, vườn tược, cuộc sống ổn định tại quê nhà nhưng một số người vẫn bỏ lại tất cả để vượt biên sang Thái Lan. Để trốn tránh sự truy bắt của cảnh sát Thái Lan với những người cư trú bất hợp pháp, họ phải thường xuyên thay đổi chỗ ở, sống tại những nơi chật hẹp, xa trung tâm. Những người may mắn thì tìm được công việc “chui” là cắt cây, phụ hồ, rửa chén bát với tiền công rẻ mạt. Còn những người già yếu, phụ nữ chỉ trông mong vào những bịch muối, gạo từ thiện.

Ông Đinh Gan chia sẻ: “Tiền công lao động thì thấp, không đủ thuê nhà, ăn uống. Tôi đã trải qua rồi nên biết bên đó khổ lắm, dân làng đừng nghe theo bọn xấu lừa phỉnh”.

Còn ông Đinh Găm do không đủ sức khỏe để đi làm nên chỉ quanh quẩn ở nhà trọ, không có bạn bè trò chuyện. Ông cho hay: “Tôi không có việc làm, không có xe, không biết tiếng, chỉ ở nhà thôi, ngủ mãi cũng đau đầu. Tôi chỉ mong anh em nhanh kiếm đủ tiền để được về nhà với vợ con”.

Dang tay đón người lầm lỡ trở về

Tại Thái Lan, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam vượt biên có cuộc sống rất khổ cực. Người thì đau ốm, bệnh tật lay lắt do không quen khí hậu; người thì bị vắt kiệt sức lao động, phải chắt chiu từng đồng để mong có ngày được hồi hương. Khi nghe tin đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam sang Thái Lan động viên hồi hương và được chính quyền địa phương hỗ trợ, các ông Đinh Phúc, Đinh Gan, Đinh Găm và Đinh Mah đều vui mừng, quyết tâm trở về.

Ông Đinh Phúc mừng rỡ gặp lại vợ mình sau hơn một năm biệt tích. Ảnh: Bảo Hân

Ông Đinh Phúc mừng rỡ gặp lại vợ mình sau hơn một năm biệt tích. Ảnh: Bảo Hân

“Từ lúc về Việt Nam, chúng tôi có bị chính quyền bắt bớ gì đâu. Chưa kể, chúng tôi còn được thăm hỏi, động viên thường xuyên. Mình không có giấy tờ, chỉ lo cảnh sát Thái Lan bắt thôi”-ông Mah chia sẻ.

Trung tá Cao Minh Nghĩa-Trưởng Công an xã Bờ Ngoong-cho biết: “Sau khi người dân hồi hương, Công an xã đã đến nhà thăm hỏi, động viên họ và gia đình ổn định tư tưởng, yên tâm lao động sản xuất. Đồng thời, Công an xã rà soát các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ.

Thời gian tới, lực lượng Công an sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân không tin, không nghe theo kẻ xấu xúi giục vượt biên. Đối với những người địa phương còn đang lưu lạc tại Thái Lan, chúng tôi cũng thường xuyên hỗ trợ, liên lạc để động viên họ sớm trở về Việt Nam”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.