Việt Nam sẽ sớm công bố chiến lược về sản xuất chip năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ đang soạn thảo chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có sản xuất chip. Dự kiến chiến lược này sẽ ban hành trong năm 2023.

Tại hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT kiến nghị để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam Nam phát triển, đề nghị Nhà nước đầu tư sản xuất chip. Trả lời về kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chính phủ đang soạn chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có sản xuất chip. Dự kiến chiến lược này sẽ ban hành trong năm 2023.

Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu, thiết kế sản xuất chip.

Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu, thiết kế sản xuất chip.

Theo ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty hệ thống FPT, Việt Nam đang có cơ hội lớn trong ngành công nghiệp thiết kế bán dẫn chip. Việt Nam có nhiều năm nghiên cứu, thiết kế về chip, bán dẫn . Về mặt công nghệ, các công ty công nghệ lớn Việt Nam đã đạt những chuẩn mực gần với quốc tế. Vấn đề lớn nhất là thị trường và vốn đang là bài toán mà Chính phủ, doanh nghiệp đang phải tìm lời giải.

"Việt Nam đã làm chủ được công nghệ, FPT cũng đã có hơn 10 năm thiết kế và làm chip. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có nhà máy nên chip FPT làm ra đều đưa sang Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc thiết kế, đóng gói. Đây cũng là đề xuất của chúng tôi xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Khi có nhà máy ở Việt Nam thì các ngành khác sẽ phát triển theo", ông Trần Đăng Hoà cho biết.

Trước đó, năm 2022, FPT đã thành công đưa Việt Nam lên bản đồ sản xuất chip thế giới: Đơn vị này đã cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên để ứng dụng trong lĩnh vực y tế, IOT,… và dự kiến sẽ cung cấp khoảng 25 triệu chip ra toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null