Việt Nam bước sang ngày thứ 27 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến sáng 13/5, Việt Nam bước sang ngày thứ 27 liên tiếp không có ca mắc dịch bệnh COVID-19 do virus SARS CoV-2 gây ra ở cộng đồng.
Học sinh trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào lớp. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Học sinh trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào lớp. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Bản tin lúc 6 giờ ngày 13/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay đã 27 ngày Việt Nam không có ca mắc ở cộng đồng. Hiện có hơn 12.000 người đang cách ly chống dịch.
Tính đến 6 giờ ngày 13/5, Việt Nam có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay và chưa có trường hợp nào tử vong.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 12.634, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện (322 ca), cách ly tập trung tại cơ sở khác (6.819 ca), cách ly tại nhà, nơi lưu trú (5.493 ca).
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 252 bệnh nhân COVID-19 tại nước ta được công bố khỏi bệnh/xuất viện chiếm 88% tổng số ca đang điều trị.
Hiện còn 36 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Tính đến sáng ngày 13/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 6 cơ sở y tế, hiện đã có 7 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
Hiện chỉ còn lại 20 bệnh nhân COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện chỉ còn BN91 đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang nguy kịch, đã được chụp CT để đánh giá chức năng phổi, chiều ngày 12/5, hội đồng chuyên môn đã hội chẩn 3 miền Bắc- Trung-Nam tiếp tục để đánh giá khả năng ghép phổi.
Tại điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi hội chẩn
Trong khi đó, BN19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh chuyển trạng thái từ bệnh nhân nguy kịch sang nặng, hồi phục tốt, đã tự thở khí phòng.
Theo (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?