Viêm thực quản do uống thuốc không đúng cách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viêm thực quản là một loại tai biến có thể gây nên do các loại thuốc viên.


Triệu chứng lâm sàng phát hiện được ở người bệnh với cảm giác đau ở vùng sau xương ức, nuốt khó, nuốt đau; một số ít bệnh nhân có cảm giác còn viên thuốc trong thực quản. Biện pháp đầu tiên phải xử trí là thực hiện việc nội soi thực quản sẽ thấy được những thương tổn bệnh lý ở niêm mạc thực quản từ những nốt loét nhỏ bằng đầu kim đến những tổn thương chiếm cả vòng thực quản trên một đoạn khoảng chừng vài centimét. Vị trí thương tổn thường thấy ở ngang quai động mạch chủ, hay gặp ở những người cao tuổi do động mạch vành bị xơ cứng làm cho quai động mạch chủ phồng ra và chèn ép lên thực quản; cũng có những trường hợp tổn thương ở đoạn cuối của thực quản.

 

 

Những triệu chứng bệnh lý này cũng giống như những triệu chứng bệnh lý cơ năng khác, thường biến mất và hết hẳn trong khoảng thời gian từ 3 ngày đến 6 tuần sau khi tống thoát được viên thuốc ra khỏi thực quản. Hiếm khi gặp các trường hợp để lại di chứng hẹp thực quản, gây tai biến chảy máu hoặc thủng thực quản dẫn đến tai biến làm cho bệnh nhân bị tử vong tuy trên thực tế y văn đã ghi nhận xảy ra ở một số người bệnh.

Ngoài biện pháp xử trí là phải giải phóng, đưa viên thuốc ra khỏi thực quản, có thẻ dùng một số thuốc như lidocain để giảm đau và các thuốc ức chế histamin H2 hoặc ức chế bơm proton, sucralfat để ngăn chặn tác hại của acid dịch vị có thể trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc của thực quản.

Việc uống thuốc viên để điều trị bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu uống không đúng cách có thể gây nên bệnh lý viêm thực quản. Vì vậy thầy thuốc và các cơ sở y tế cần khuyên nhủ, khuyến cáo người bệnh nên uống nhiều nước sau khi nuốt viên thuốc, không nên nuốt chửng viên thuốc mà không uống một lượng nước phù hợp đi kèm và chú ý không nên đi nằm ngủ ngay sau khi uống thuốc.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.