Vì sao Đà Lạt phải dỡ bỏ hết nhà kính, nhà lưới?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đà Lạt sẽ dỡ bỏ hết nhà kính, nhà lưới trước năm 2030. Đó là một trong những nội dung vừa được ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh này bổ sung vào đề án “Quản lý nhà kính thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu bổ sung lộ trình giảm diện tích nhà kính tại khu vực nội ô của TP Đà Lạt và các thị trấn. Riêng TP Đà Lạt phải làm rõ tỉ lệ giảm dần diện tích nhà kính hàng năm theo hiện trạng để tới năm 2030, các phường của TP Đà Lạt sẽ không còn nhà kính, nhà lưới.
Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, ông Phạm S đã yêu cầu UBND các huyện và UBND TP Đà Lạt chịu trách nhiệm triển khai việc rà soát, thống kê diện tích nhà kính xây dựng trái pháp luật, lập kế hoạch giải tỏa, di dời nhà kính xây dựng vi phạm, đồng thời quản lý chặt chẽ diện tích nhà kính sau giải tỏa.

Nhà kính tại TP Đà Lạt đã gây ra nhiều hệ lụy liên quan tới môi trường.
Nhà kính tại TP Đà Lạt đã gây ra nhiều hệ lụy liên quan tới môi trường.
Mục tiêu của đề án này là tỉnh Lâm Đồng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, chuyển dần sang phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn.
Nhà kính bắt đầu được hình thành tại TP Đà Lạt từ sau năm 1990. Từ khi xuất hiện, loại hình này đã phục vụ đắc lực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩn của các loại cây trồng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc đưa Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hàng đầu cả nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhà kính, nhà lưới tại Lâm Đồng đã bọc lộ rất nhiều bất cập, gây nên nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Hậu quả rõ ràng nhất là góp phần gây nên những trận lũ lụt bất thường vì nước mưa không thể ngấm xuống lòng đất. Mực nước ngầm tại những vùng tập trung nhiều nhà kính, nhà lưới cũng bị giảm sút đáng kể.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 4.476ha diện tích nhà kính chủ yếu được sử dụng để trồng rau, hoa.
Theo Khắc Lịch (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Sau một loạt đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế.

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 531/GPMT-UBND về việc cấp phép môi trường cho Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai (tại 238 Lê Duẩn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.