Vị già làng đáng kính của người Mnông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ 12 năm trước, khi đó mới ở tuổi 49, ông Đa Cát Hà Dương (xã Đạ Mrông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã được bà con địa phương tín nhiệm, giao cho giữ trọng trách cao cả của một già làng.
Người được bà con dân buôn tín nhiệm chức già làng ở tuổi như Đa Cát Hà Dương không nhiều và thường phải là người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của buôn, được mọi người trân trọng, quý mến.
Buôn Liêng Krắc II, xã Đạ Mrông, huyện Đam Rông phần lớn là bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mặc dù luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền nhưng đời sống của bà con nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần do nhận thức của nhiều người còn lạc hậu, chưa chịu thay đổi tư duy, lối sống và canh tác sản xuất. Đã có thời gian dài, bà con địa phương còn lưu giữ những tập tục lạc hậu trong các nghi thức tâm linh, chuyện cưới xin, ma chay, hôn nhân…
 
Già làng Đa Cát Hà Dương, người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đồng bào Mnông ở huyện Đam Rông.
Già làng Đa Cát Hà Dương, người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đồng bào Mnông ở huyện Đam Rông.
Điều này đã khiến cuộc sống của phần lớn người dân đã nghèo lại càng gặp khó, cuộc sống thiếu thốn trăm bề. Nhìn những đứa trẻ nhà nghèo ăn không đủ no, học hành bỏ bê, Đa Cát Hà Dương đau quặn lòng. Ông đến từng nhà, vận động bà con sinh đẻ có kế hoạch, dành nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dạy con cái, vợ chồng sống hòa thuận để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Già làng Đa Cát Hà Dương đã trở thành chiếc “cầu nối” truyền tải thông điệp, các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước tới bà con trong buôn. Để làm được điều đó, Đa Cát Hà Dương ý thức được rằng, gia đình mình phải là người đi đầu, gương mẫu. Nói phải đi đôi với làm thì mới thuyết phục được bà con trong buôn noi theo. Gia đình ông đi đầu trong phát triển kinh tế, đồng thời vận động mọi người chung tay xóa bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Già Hà Dương chia sẻ, ông là người đầu tiên trong buôn được chính quyền huyện Đam Rông hỗ trợ tằm giống để nuôi thử nghiệm. Lúc đầu còn nhiều lạ lẫm, bỡ ngỡ, không “giấu dốt”, ông tìm tới những gia đình trong xã đã có kinh nghiệm chăn nuôi tằm để xin chia sẻ kinh nghiệm. Những lứa tằm được thu hoạch chỉ sau vài tuần chăm sóc, lại bán với giá cao, chẳng mấy lúc gia đình già làng đã có thu nhập tiền triệu trong tay. Cuộc sống nhờ đó mà được cải thiện rõ rệt.
Không giấu giếm chuyện làm ăn, có thu nhập cao từ việc chăn nuôi tằm, chính già làng Hà Dương đã chia sẻ với nhiều gia đình trong buôn, khuyên bà con mạnh dạn chuyển đổi sản xuất, chọn nghề chăn nuôi để thay đổi cuộc sống. Ông đã tận tình hướng dẫn bà con những kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm. Nhờ đó, tới nay, buôn Liêng Krắc II, xã Đạ Mrông, huyện Đam Rông đã có trên 80% hộ dân biết nghề trồng dâu, nuôi tằm. Giá kén luôn giữ ở mức cao, không phải lo đầu ra, đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt.
Không để các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, lôi kéo bà con vi phạm pháp luật, những năm qua, già làng Đa Cát Hà Dương còn thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương, chỉ rõ những hình thức, thủ đoạn của các loại tội phạm. Già làng Hà Dương đã tới từng gia đình để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, những khó khăn của bà con từ đó đề xuất chính quyền quan tâm, giúp đỡ. Trong những buổi gặp gỡ, Đa Cát Hà Dương cũng chỉ rõ cho bà con các thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng của tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm cho vay lãi nặng…
Qua đó giúp bà con người Mnông nâng cao cảnh giác, không để trở thành nạn nhân của các loại tội phạm, vốn đang phát sinh rất mạnh trên không gian mạng. Cũng nhờ sự tuyên truyền, vận động của Đa Cát Hà Dương, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong buôn đã giảm đáng kể. “Đôi khi buôn vẫn còn có mâu thuẫn mà nội bộ không phân xử được, tôi đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong xã kịp thời tổ chức buổi hòa giải. Qua nói chuyện đúng sai dựa trên các quy định của pháp luật và luật tục, hầu hết các vụ mâu thuẫn đều hòa giải thành công. Bà con bỏ qua lỗi lầm cho nhau và lại sống rất vui vẻ!..”, già Hà Dương chia sẻ.
Với uy tín của mình, Đa Cát Hà Dương đã được bà con tín nhiệm bầu giữ chức già làng suốt 12 năm qua. Tất cả những gì ông làm là đau đáu mong mỏi bà con trong buôn có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Trẻ em được tới trường học hành để cao nhận thức, từng bước thay đổi nếp sống, lối nghĩ, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, thực hiện đời sống văn hóa mới. Để từng bước thực hiện mong ước đó, già làng Đa Cát Hà Dương đã soạn ra bản quy ước của buôn với 10 điều rất tiến bộ để người dân thực hiện.
Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc, già làng Đa Cát Hà Dương đã nhiều lần được UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đam Rông cùng các ban, ngành, tặng bằng khen, giấy khen.
Theo Khắc Lịch (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.