Vẹn lời thề cho “Tây Nguyên xanh”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tối 27-7, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Giữ trọn lời thề” năm 2023 với chủ đề “Tây Nguyên xanh”. Chương trình do Bộ Công an và Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung-Tây Nguyên (VTV8) phối hợp thực hiện tại Gia Lai nhằm tri ân sự anh dũng hy sinh, cống hiến thầm lặng của các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân trong những năm tháng kháng chiến cũng như giữa thời bình.

Tham dự chương trình, về phía Trung ương có Thượng tướng Trần Quốc Tỏ-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công an.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ (bìa phải). Ảnh: Đức Thụy

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ (bìa phải). Ảnh: Đức Thụy

Về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện các đơn vị vũ trang đứng chân trên địa bàn và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.

Chương trình còn có các khách mời là đại diện Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, TP. Đà Nẵng cùng hàng trăm khán giả TP. Pleiku.

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên (bìa trái) cùng các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ cùng tham dự chương trình. Ảnh: Đức Thụy

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên (bìa trái) cùng các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ cùng tham dự chương trình. Ảnh: Đức Thụy

Với chủ đề “Tây Nguyên xanh”, thông qua các phóng sự, hoạt cảnh, tiết mục nghệ thuật đan xen, chương trình đã khắc họa hình ảnh bao thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược nói chung; trong cuộc chiến chống các tổ chức phản động, đặc biệt là tổ chức phản động FULRO trên vùng đất Tây Nguyên nói riêng.

Chương trình đã khắc họa đậm nét hình ảnh bao thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân. Ảnh: Lam Nguyên

Chương trình đã khắc họa đậm nét hình ảnh bao thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân. Ảnh: Lam Nguyên

Đó là liệt sĩ Phan Văn Viêm, quê Thái Bình, hy sinh khi vào Nam chiến đấu. Năm 2010, sau 39 năm nằm lại trên đất Kon Tum, hài cốt của ông mới được tìm thấy và đưa về quê hương. Đó là Anh hùng Y Thuyên Ksơr-nguyên cán bộ Ty Công an Đak Lak, người đã hy sinh khi chống lại 50 tên FULRO bất ngờ đột nhập vào buôn làng, xả súng bắn chết đồng chí, đồng đội… Trong mọi hoàn cảnh, người chiến sĩ Công an luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh, gian khổ, tận tụy hết lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc và Nhân dân.

Gần đây nhất, giữa cuộc sống thanh bình, vụ khủng bố xảy ra ở Cư Kuin (tỉnh Đak Lak) rạng sáng 11-6-2023 đã trở thành vết thương nhức nhối. Máu của các chiến sĩ Công an vẫn đổ xuống vì bình yên của Tổ quốc.

Một hoạt cảnh trong chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Một hoạt cảnh trong chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Từ chương trình đậm tính khái quát song cũng rất đậm tính nghệ thuật, mang đến những rung cảm sâu sắc, khán giả có cái nhìn bao quát về sự hy sinh của các thế hệ lực lượng Công an nhân dân từ khi ra đời đến nay để có một vùng đất Tây Nguyên giàu đẹp, thanh bình, giàu khát vọng hội nhập…

Các ý kiến tâm huyết của ông Ksor Phước-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai; già làng Ksor H’Soa (buôn Ma Knik, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) và Đại úy Ksor Hữu Hoàng-Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai tại chương trình càng khẳng định sức mạnh đại đoàn kết nhằm chung tay góp sức cho Tây Nguyên thêm xanh.

Sắc xanh là chủ đạo trong nhiều tiết mục. Ảnh: Phạm Quý

Sắc xanh là chủ đạo trong nhiều tiết mục. Ảnh: Phạm Quý

Cuối chương trình, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ và Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên đã trao 20 suất quà cho thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công tiêu biểu các tỉnh Tây Nguyên; trong đó có thân nhân của 4 liệt sĩ hy sinh tại huyện Cư Kuin khi đang làm nhiệm vụ. Đây là lời tri ân dành cho những anh hùng, liệt sĩ đã thầm lặng cống hiến đến quên mình để có được một Tây Nguyên yên bình như ngày hôm nay.

Thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công tiêu biểu các tỉnh Tây Nguyên nhận quà tại chương trình. Ảnh: Đức Thụy

Thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công tiêu biểu các tỉnh Tây Nguyên nhận quà tại chương trình. Ảnh: Đức Thụy

Dưới đây tiếp tục là một số hình ảnh ghi nhận tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Giữ trọn lời thề” năm 2023.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Phạm Quý

Ảnh: Phạm Quý

Ảnh: Lam Nguyên
Ảnh: Lam Nguyên
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Phạm Quý
Ảnh: Phạm Quý
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Phạm Quý

Ảnh: Phạm Quý

Có thể bạn quan tâm

Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...