“Về đồi sim ta nhớ người vô bờ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Quê tôi, vùng trung du đất cằn, nhiều đồi nên mọc đầy cây mua, cây sim. Mùa hạ, hoa sim, hoa mua nở tím đồi nương, ong bướm dập dìu trong nắng. Khi những chùm trái móc chín đen thì hoa sim bắt đầu rụng dần. Và, lũ trẻ chúng tôi khi ấy lại háo hức chờ mùa sim chín, trong cái nắng dịu dần của miền Trung.

Vào những ngày cuối hạ, thi thoảng, vài cơn mưa rào nhuộm thắm đồi sim. Một ngày, sau buổi đi chăn bò giúp nội về, đứa em trai đưa cho tôi vài quả trái sim đầu mùa chín mọng. Mới chỉ nhìn thấy thôi, tôi đã muốn chạy lên gò đồi ngay rồi.

Tôi lại quở trách em mình: “Sao mi hái ít thế”. Nó cự lại: “Anh lên mà hái! Mới đầu mùa, sim chín lác đác, đi khắp cả gò mới hái chưa đầy túi ni”. “Khoảng tuần nữa, sim chín tới chưa mi?”. “Chưa, khoảng mươi ngày nữa cơ”. Nghe em nói thế, tôi đành bấm bụng chờ.

Minh họa: Huyền Trang ảnh 1

Minh họa: Huyền Trang

Từ lúc được thưởng thức vài ba trái sim đầu mùa, hầu như chiều nào, tôi cũng lững thững lên đồi để canh chừng sim chín rộ. Rồi một ngày, tôi rủ nhóm bạn thân cùng lớp, trong đó có mấy bạn nữ đi dã ngoại… đồi sim. Một rừng sim trái chín trĩu cành, quả nào cũng mọng tím. Các bạn tôi vừa hái vừa ăn, lâu lâu lại nhìn những làn môi tím rịm của nhau mà phá lên cười. Các bạn còn hái sim chín đựng trong vạt áo để đem về.

Thấy tôi một mình men theo những bụi sim tím ngát, Lan tách nhóm đi theo, vừa đi vừa líu lo chuyện trò. Chúng tôi rảo bước bên những bụi sim đầy trái chín. Tôi lựa những quả chín đẹp hái đưa cho Lan. Lan cầm quả sim chín mọng đưa lên môi cắn nhẹ rồi khen: “Ngon lắm Tâm ơi!”. Tôi nhìn đôi môi tím rịm của Lan mà không nén được tiếng cười. Chỉ một thoáng, chiếc mũ trên tay Lan đã đầy ắp trái sim. “Thôi để dành bữa khác mình hái tiếp Tâm ơi”-Lan khẽ nhắc tôi ngồi nghỉ rồi chuẩn bị gọi các bạn trở về. Ánh nắng chiều nhạt dần. Chúng tôi tìm nhau dưới những bụi sim, không gian vọng ngân tiếng nói cười ấm áp.

Năm ấy, chúng tôi đôi ba bận rủ nhau tìm đến đồi sim. Lần nào, Lan cũng tìm cách đi theo sau tôi để hái sim. Có lẽ Lan biết tôi là người thuộc lòng mọi ngõ ngách ở đồi sim này như trong lòng bàn tay. Lần nào đi hái quả, chúng tôi cũng tìm được những bụi sim quả trĩu cành chín mọng. Mỗi lần nhìn thấy bạn Lan chúm chím cười tươi, rồi từ tốn bỏ trái sim vào miệng nhai ngon lành, tôi thấy thật vui.

Tôi rời trường huyện lên tỉnh học, tạm xa bạn bè cùng lớp cũ. Rồi chúng tôi mỗi người một nơi, ít có cơ hội gặp lại. Tôi cũng không biết, liệu những mùa sim sau, Lan và các bạn mình có tìm đến đồi sim quen thuộc ngày nào? Không biết Lan còn nhớ tôi không?

Một hôm, tình cờ ngồi với bạn trong quán cà phê trên phố, tôi ngẩn lòng khi được nghe bản tình ca dịu êm “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển: “Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa/Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ/Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ...”. Và, những kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về trong tôi cùng nỗi nhớ người bạn năm nào.

Có thể bạn quan tâm

Cha và con gái

Cha và con gái

Tối, từ sân bay Tân Sơn Nhất, tôi bắt taxi để về nhà ở Bình Thạnh, TPHCM. Anh tài xế tuổi hơn 30 đón lấy chiếc vali của tôi bằng một thái độ bình thản, dửng dưng, gương mặt không một chút cảm xúc.
Tản mạn lúc buông diều

Tản mạn lúc buông diều

(GLO)- Khi đi ngang qua khoảnh đất trống khá rộng trong thành phố vào những buổi chiều muộn, tôi thường thấy một vài phụ huynh dắt con ra thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc chao liệng giữa trời chiều thường khiến tôi chậm lại.
Đường đến trường

Đường đến trường

(GLO)- Google Maps thường cho tôi câu trả lời về những con đường. Khi không còn lo âu lúc đứng trước một ngã ba hay lạc lối về nhà, tôi lại sợ rằng mình sẽ quên lãng những ký ức đã in dấu đôi chân mình. Dù ngày ngày chen từng bánh xe trên đường, kẹt cứng ở các nút thắt giao thông hay dắt xe, dầm mưa lội phố nhưng ai cũng có lối đi riêng. Ngẫm ra, chỉ có con đường đến trường là hồn nhiên và thành thật nhất.
Từ gian bếp của mẹ

Từ gian bếp của mẹ

(GLO)- Nếu nhà là nơi để người ta trở về nghỉ ngơi sau những mệt nhọc thì gian bếp chính là nơi giữ hơi ấm cho căn nhà đó. Đó là nơi nấu những bữa ăn hàng ngày, nơi cả nhà quây quần bên nhau trong những thời khắc ấm áp nhất. Tôi đã lớn lên cùng gian bếp đơn sơ với biết bao bữa cơm mẹ nấu, chủ yếu là những món quê nhà bình dị, vậy mà nhớ, mà thương.
Màu hoa ở lại

Màu hoa ở lại

Nhặt cánh bằng lăng xoay xoay trong tay, Duyên lơ đãng nhìn về phía trời xa, nơi mấy cánh diều đang chao lượn, từng đụn mây trắng bồng bềnh lãng du, một vệt khói dày đậm kéo dài tận cuối chân trời.
Thân thương chòi rẫy

Thân thương chòi rẫy

(GLO)- Không ai nhớ chòi rẫy có từ thuở nào nhưng đến bây giờ, tại một số làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mỗi khi canh tác trên khu rẫy mới, bà con thường tìm kiếm vật liệu như tranh, tre, nứa, lá… để dựng căn chòi để canh giữ, phòng vệ, cất trữ lương thực và che nắng, trú mưa.
Thu về trong màu hoa thạch thảo

Thu về trong màu hoa thạch thảo

Đó là những ngày mà hoa thạch thảo đã bắt đầu nở rộ trong khu vườn yên tĩnh, từ đây nhìn lên khoảng trời trong veo, có thể bắt gặp mây trắng bay lững lờ và thỉnh thoảng có cánh chim bay ngang mang theo bao niềm thương, nỗi nhớ...
Quảng ơi

Quảng ơi

Nắng tháng chín luồn qua mấy cái nóc nhà rồi thả giọt vàng loang lên từng bờ tường. Gió cũng ngoan hơn không hộc tốc phả cái hanh nồng lên thị thành. Giọng bà vé số như còn ngái ngủ sau một đêm mưa mát lành. Bả kéo cái ghế, ngoắc cha già bolero biểu cho ly phê sữa đi cha nội. Nay tui mần việc lớn nhen, tui dắt ông Quảng đi chợ. Cha nội đó mắc chi mà cứ nằng nặc đòi đi chợ. Giọng chát khó nghe thí mồ. Nhìn ổng cứ khắc khổ, cái mặt chẳng có mùa xuân. Nếp nhăn ổng xếp li như đất miền Trung cằn cỗi nứt toạc lên phận đời người xứ đó. Xứ gì khô đến đất còn nứt. Huống chi con người ta.
Chiếc máy cassette cũ

Chiếc máy cassette cũ

(GLO)- Chị gọi điện, bảo tôi đi làm về sớm thì ghé nhà. Lúc tôi đến, thấy chị đã để sẵn 2 chiếc máy cassette cũ, 1 chiếc dùng cho băng, chiếc còn lại vừa dùng băng vừa dùng đĩa. Chị bảo, biết tôi thích sưu tầm đồ cũ nên để dành cho, chứ để không vài bữa nữa, lỡ anh đem bán đồ cũ, lại phí. Hai cái máy cassette cũ, nếu tính giá trị vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước có thể bằng cả một gia tài. Ôm chiếc máy cassette trên tay, những ký ức chợt ùa về trong tôi.
Gương mặt thơ: Phan Tùng Sơn

Gương mặt thơ: Phan Tùng Sơn

(GLO)- Tôi rất nể những người làm báo mà vẫn làm thơ được, bởi hai cái món này nó rất nghịch nhau. Thêm nữa lại sống ở những nơi đô hội, nhộn nhịp tưởng như không còn thời gian để mà sống chậm. Làm thơ cần có thời gian để suy ngẫm, để lắng đọng cảm xúc, để quan sát, để liên tưởng. Để có bài thơ 4 câu nhiều khi phải suy ngẫm, dồn nén cảm xúc cả tháng trời.

Mùa thu đã về

Mùa thu đã về

(GLO)- Khi tôi ngẩng đầu lên thì chiếc kim đồng hồ đã lẳng lặng đi đến cái đích của một ngày. Khép cửa bước ra đường, nắng đã nhạt, gió đã đem về se lạnh, lá bắt đầu vương trên hè phố. Mùa thu đã đến thật rồi!

Đak Rong trong tôi

Đak Rong trong tôi

(GLO)- Đak Rong với tôi là một nơi vừa xa vừa lạ, gặp lần đầu thấy thương mến, để khi xa rồi lại nhớ mãi không quên. Tôi nhớ, lần đầu mình đến Đak Rong để thăm người thân là vào mùa hè năm 2003, khi vừa mới tốt nghiệp THPT.
Lối mòn phủ rêu xanh

Lối mòn phủ rêu xanh

(GLO)- Từ khi còn bé xíu, tôi đã theo mẹ ra vườn cao su. Là đi theo để mẹ có người làm bạn vậy thôi chứ chẳng giúp được gì cả. Thế nhưng, mẹ rất vui mỗi khi có tôi đi cùng. Rồi lớn thêm một chút, tôi biết gỡ mủ tạp, bóc mủ máng… quanh quẩn giúp mẹ những việc nhỏ. Khi trưởng thành, tôi biết phụ mẹ đi cạo mủ. Tôi thấy mình lớn hẳn khi nghe mẹ gọi là “cô công nhân nhỏ đáng yêu của mẹ”.
Có nghe Thu về

Có nghe Thu về

Tiếng chim hót lảnh lót làm hắn giật mình thức giấc. Vươn vai, vặn mình, hắn mở hé cánh cửa sổ, khẽ rùng mình vì một cơn gió khô mà lành lạnh.
Ong ruồi

Ong ruồi

(GLO)- Chính xác thì chúng là ong mật, nhưng người quê tôi quen gọi thế. Thực tình cũng không sai mấy, bởi bộ dạng chúng giống y… con ruồi. Hơn nữa, cung cách chúng xúm xít quanh bánh tổ lại càng giống. Đó là một trong số các loài sâu bọ hiếm hoi được con người chấp nhận nuôi nấng, thuần dưỡng (cho dù lâu lâu vẫn bị chúng nổi giận đốt cho… sưng mắt!).
Lời hẹn mùa hè

Lời hẹn mùa hè

“Bống nhé, có một dịp nào đó ngang qua đất Huế, mời Bống ghé nhà Rốt chơi. Rốt sẽ dẫn Bống đi thăm Huế, nơi mà chắc bạn mới chỉ nghe nói trong thơ, trong nhạc mà thôi”.