Ong ruồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chính xác thì chúng là ong mật, nhưng người quê tôi quen gọi thế. Thực tình cũng không sai mấy, bởi bộ dạng chúng giống y… con ruồi. Hơn nữa, cung cách chúng xúm xít quanh bánh tổ lại càng giống. Đó là một trong số các loài sâu bọ hiếm hoi được con người chấp nhận nuôi nấng, thuần dưỡng (cho dù lâu lâu vẫn bị chúng nổi giận đốt cho… sưng mắt!).

Cũng phải, bởi ong ruồi làm lợi cho người nhiều lắm. Từ mật ong, sữa chúa, phấn hoa cho đến sáp ong, thậm chí cả… nọc ong cũng đều được sử dụng để làm thực phẩm, dược liệu, mỹ phẩm. Câu chuyện thần thoại Hy Lạp về chàng Icarus mưu toan vượt ngục bằng đôi cánh gắn… sáp ong đã minh chứng lịch sử gắn bó lâu đời giữa hai sinh thể người-ong!

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tuy có nọc độc nhưng ong ruồi lại khá hiền lành, thân thiện. Do đó, chúng mới dễ bị con người “dụ khị” về ở chung mà… thu lợi. Con người chỉ cần tìm hiểu “tánh ý” chúng để nương theo, để kích thích, phát huy những tập tính có lợi và dè chừng, tránh né những điểm bất lợi có nguy cơ làm tổn thương mối quan hệ. Có thể ví von rằng, đây là mối quan hệ chủ-khách, con người là chủ, ong là khách. Đương nhiên chủ phải tôn trọng, tạo điều kiện để khách vui vẻ, tự nguyện mà lưu trú; không được… cưỡng bức, ép uổng hoặc trấn lột khách nếu muốn giữ gìn mối quan hệ được bền lâu.

Đã vậy thì ta cũng có thể ví von thêm: nuôi ong không khác mấy với chuyện làm… du lịch; yêu cầu của những “du khách” ong thực ra cũng không khác mấy với khách Tây, khách Hàn, khách Nhật…; đó là an ninh, môi trường, cảnh quan thiên nhiên và giá cả! Ai đã từng nuôi ong hẳn đều biết có ngàn lẻ một lý do để ong bỏ tổ, bốc bay chỉ nằm quanh quẩn trong 4 vấn đề trên: khu vực tổ bị ô nhiễm (môi trường); bị người khuấy phá, thiên địch tấn công (an ninh); nguồn thức ăn khan hiếm, kém chất lượng (thiên nhiên); bị khai thác, thu lợi quá mức (giá cả).

Tuy vậy, cũng có một lý do khiến ong bỏ tổ đi (bớt) mà không phải lỗi do con người, đó là hiện tượng ong chia đàn. Đây là phản xạ bản năng để phát triển nòi giống khi đàn ong quá đông-ong chúa cũ (với sự trợ giúp của ong thợ) sẽ tạo ra trong bánh tổ vài nụ ong chúa mới, sau đó dẫn phân nửa đàn ong rời tổ bay đi nơi khác mà sinh cơ lập nghiệp. Đàn ong còn lại lo chăm sóc các nụ chúa để ong chúa mới nở ra thay chúa cũ mà tiếp quản đàn ong. Đàn đông lên lại chia tiếp.

Vào mùa làm mật, nếu đàn ong sung sức, chúng có thể chia đàn đến vài ba bận; cứ mỗi lần chia, quân số lại hao hụt mất nửa. Chủ mà không cảnh giác theo dõi, có khi thấy khách vẫn vào ra, nhưng thực chất đến 3/4 số khách đã âm thầm… “lên phi cơ sang xứ khác” từ lâu. Xem như mùa ấy xôi hỏng bỏng không vì doanh thu sao có được khi khách không còn? Thế nhưng, nếu phát hiện, can thiệp kịp thời, hiện tượng ong chia đàn sẽ là lợi điểm rất lớn; bởi mỗi lần chia là xem như số đàn ong được nhân đôi. Đó là phương thức cực kỳ hữu hiệu để phát triển nghề nuôi ong theo xu hướng tự nhiên thay cho cách lùng bắt ong dại về nuôi, nhất là trong tình trạng nguồn ong dại trong thiên nhiên ngày càng khan hiếm do môi trường bị xâm hại nặng bởi lòng tham và sự vô ý thức của con người.

Ngày nay, người ta chọn giải pháp nhập giống ong ngoại (gốc gác từ Italia, thường gọi ong Ý) về nuôi. Ong Ý hiền lành, sản lượng mật dồi dào nên cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, người đã “biết mùi” sản phẩm mật khai thác từ những con ong ruồi bản địa (ong rừng hay ong nuôi cũng thế) mới biết: Mật ong nội thơm ngon ăn đứt mật ong ngoại. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.

Chả trách, mật ong ruồi bản địa (thật) bán đắt tới đâu vẫn có người tìm mua. Người nuôi giống ong này luôn trong tình trạng “cháy hàng”, cung không đủ cầu bởi số lượng mật thu hoạch ít mà người đặt hàng lại đông. Ít nên quý cũng có phần, nhưng yếu tố quyết định vẫn là ngon. Của ngon có đâu nhiều. Chắc do cái “luật trời” ấy nên ong ruồi “nội” tự nhiên vẫn chỉ lác đác được nuôi với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ như một hình thức tăng gia kiếm thêm thu nhập. Hỏi vì sao không phát triển lớn, sẽ được trả lời: khó nuôi khó quản nếu số lượng lớn; mất nhiều công sức; sản lượng mật không cao... Đương nhiên rồi, phải có khó khăn, nếu không, sao nói người nuôi phải trân trọng những con ong ruồi như… khách quý.

Có thể bạn quan tâm

Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.