Vàng tăng giá: Cần lựa chọn kênh đầu tư an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bước vào tuần cuối của tháng 2-2020, khi giá vàng thế giới tăng lên 1.662-1.666 USD/ounce thì giá vàng 9999 trong nước ở chiều bán ra cũng vượt ngưỡng 47 triệu đồng/lượng. Tại TP. Pleiku, giá vàng liên tục được các doanh nghiệp cập nhật theo sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế dù không phát sinh giao dịch đột biến.
Mở cửa giao dịch vào sáng 24-2, một số tiệm vàng trên địa bàn TP. Pleiku vẫn niêm yết giá 44,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào, 46,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra đối với vàng 9999. Dù chưa đạt đỉnh như thời điểm năm 2011-2012 nhưng nhiều khả năng giá vàng sẽ còn biến động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Anh Bùi Văn Đoàn-chủ hiệu vàng Xuyên (333 Hùng Vương) cho biết: Tuần trước, giá vàng trong nước tăng lên 45 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới đạt mức 1.600 USD/ounce. Từ đêm 21-2, vàng tiếp tục tăng lên 46 triệu đồng/lượng. Sáng 24-2, giá vàng thế giới dao động ở mức 1.662-1.666 USD/ounce. Ở trong nước, giá vàng cũng biến động theo. Tại TP. Pleiku, vàng 9999 mua vào ở mức 44,7 triệu đồng/lượng và bán ra 46,7 triệu đồng/lượng.  
 Giá vàng liên tục tăng cao nhưng ở TP. Pleiku không phát sinh giao dịch đột biến. Ảnh: THẢO NGUYÊN
Giá vàng liên tục tăng cao nhưng ở TP. Pleiku không phát sinh giao dịch đột biến. Ảnh: THẢO NGUYÊN
Trong bối cảnh giá vàng dao động và có xu hướng tăng cao buộc các doanh nghiệp kinh doanh vàng phải nới biên độ giá mua vào-bán ra theo từng thời điểm do không thể lường hết diễn biến thị trường. Thế nhưng, số lượng giao dịch vàng trên địa bàn TP. Pleiku lại không phát sinh đột biến, sức mua-bán không tăng nóng so với ngày thường hoặc đầu tư theo kiểu lướt sóng. Chị Nguyễn Thị Hiếu (94 Phù Đổng, TP. Pleiku) cho biết: “Qua theo dõi thông tin thị trường, tôi biết giá vàng đang tăng cao. Theo kinh nghiệm cá nhân thì giá vàng biến động sẽ kèm theo nhiều rủi ro nếu người đầu tư không chốt đúng thời điểm. Bản thân tôi vẫn ưu tiên chọn kênh đầu tư gửi tiết kiệm ở ngân hàng để đồng tiền sinh lợi an toàn hơn thay vì đổ xô đi mua vàng”.
Từ những diễn biến thị trường, ông Lý Anh Đào-Giám đốc SHB Gia Lai-cho rằng: Dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Việc giá vàng tăng cao cho thấy, nhà đầu tư đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn khi thị trường chứng khoán đang chao đảo, bất động sản thanh khoản kém. Về phía ngân hàng vẫn là kênh đầu tư hút vốn tốt, an toàn và ổn định.
Cùng chung nhận định, ông Trần Minh Hợp-Phó Giám đốc Agribank Đông Gia Lai-cho hay: Thị trường chứng khoán, dầu thô, vàng, đô la Mỹ vốn rất nhạy cảm trước những tác động của tình hình chính trị, dịch bệnh, chiến tranh thương mại. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số quốc gia, giá vàng biến động theo thời điểm thì người dân cần thận trọng cân nhắc, lựa chọn kênh đầu tư an toàn.  
 SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.