Ukraine chưa sẵn sàng cho hội nghị hòa bình lần thứ 2

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 8/10, trả lời phỏng vấn Telegraph, cố vấn Daria Zarovna của Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine nói: “Hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai sẽ chưa diễn ra vào tháng 11, nhưng mọi thứ chuẩn bị cho sự kiện đã sẵn sàng”.

tong-thong-zelensky-anh-van-phong-tong-thong-ukraine-191.jpg
Ông Zelensky. Ảnh: Văn phòng tổng thống Ukraine

Theo bà Zarovna, công việc chuẩn bị cho cuộc họp chính cũng như các "hội nghị chuyên đề" dành riêng cho từng điểm đều được chú trọng.

Hội nghị chuyên đề cuối cùng là giải quyết các vấn đề nhân đạo, sẽ diễn ra ở Canada vào cuối tháng 10, sau đó tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ thông qua một thông cáo chung.

Trước đó, Tổng thống Zelensky lưu ý, việc chuẩn bị cho hội nghị dự kiến hoàn tất vào tháng 11 và cần có sự tham dự của Nga.

Tuy nhiên, Moscow nhiều lần chỉ trích cái gọi là "công thức hòa bình" do Kiev thúc đẩy là không thực tế và chỉ ra sự cần thiết phải tính đến thực tế trên thực địa.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu ra các điều kiện để giải quyết xung đột, bao gồm việc rút Lực lượng vũ trang Ukraine khỏi Donbass và Novorossiya, cũng như việc Kiev từ bỏ việc gia nhập NATO.

Ngoài ra, cần dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, đồng thời thiết lập tình trạng không liên kết và không có hạt nhân cho Ukraine.

Hội nghị đầu tiên về Ukraine diễn ra tại Bürgenstock, Thụy Sỹ, vào ngày 15-16/6, Nga không được mời tham dự. Phái đoàn một số nước, trong đó có Trung Quốc, không tham gia diễn đàn. Không có quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nào ủng hộ tuyên bố cuối cùng.

Cùng ngày 8/10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Lecornu cho biết, nước này đang chuẩn bị cung cấp máy bay chiến đấu Mirage 2000 cho Ukraine từ tháng 1-3/2025.

Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước, ông Zelensky cho biết ông đã trình bày "kế hoạch chiến thắng" với Tổng thống Joe Biden và cả hai ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump.

Mặc dù chi tiết chính xác chưa được công bố, nhưng năm điểm bị rò rỉ với giới truyền thông là phương Tây tăng cường viện trợ tài chính và kinh tế cho Kiev, kết nạp Ukraine vào NATO và EU, đồng thời cho phép tấn công tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Trong điểm cuối cùng là sự tham gia trực tiếp của Mỹ và các đồng minh vào cuộc xung đột, Moscow đã cho rằng phải có phản ứng thích đáng. Kể từ thời điểm đó, Nga tuyên bố điều chỉnh học thuyết hạt nhân của mình.

Ngày 8/10, Nhà Trắng thông báo ông Biden sẽ không gặp ông Zelensky ở Đức như dự kiến, vì bão Milton ảnh hưởng đến Florida-Mỹ. Theo truyền thông Ukraine, hai nhà lãnh đạo được cho là sẽ thảo luận thêm về 'kế hoạch chiến thắng'.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.