Từ "vua gạo" đến "vua rượu" xứ Đông Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với mục đích vạch trần chế độ độc quyền rượu “thất nhân tâm” vào loại bậc nhất trong nền cai trị của thực dân Pháp suốt 30 năm ở Đông Dương, nhưng nhờ cách viết tài hoa của mình, tác giả Gerard Sasgas đan xen trong sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương (do NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành) cả bề dày văn hóa, lịch sử, khoa học kỹ thuật xứ này.
Ai từng soán ngôi “trùm” rượu, bất động sản Sài Gòn ?
Nhờ sự bảo hộ của nhà nước thuộc địa, Sài Gòn giai đoạn 1870 - 1889, tên tuổi thương nhân Quảng Đông Wangtai (Vương Đại) nổi lên như cồn. Đại gia này sở hữu nhà máy gạo lớn nhất Chợ Lớn và là chủ của bang hội quản lý lĩnh vực trưng rượu Cao Miên, thường xuyên trúng thầu nhập khẩu rượu miễn thuế từ Nam kỳ, nhờ vào tài “đi đêm” với Giám đốc Sở Công quản khi đó. Sự phất lên từ rượu, gạo, cầm đồ, thuốc phiện… đã giúp Vương Đại trở thành một trong những đại gia sở hữu bất động sản lớn nhất ở Sài Gòn, Chợ Lớn.
 
Tòa nhà của đại gia Wangtai bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ từng là tòa thị chính đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP
Tòa nhà của đại gia Wangtai bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ từng là tòa thị chính đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP
“Tòa nhà nhiều tầng bằng gạch duy nhất của ông vào thời điểm người Pháp đặt chân đến Sài Gòn, nhanh chóng được bán cho Pháp để làm tòa thị chính đầu tiên. Ông ấy còn xây các cơ sở sản xuất gạch và gốm đầu tiên của thuộc địa, giúp ông có vị trí lý tưởng để thu lợi nhuận từ các dự án xây dựng trong những năm 1870 - 1880. Thậm chí ngày nay, khách tham quan đến Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng vẫn còn có thể nhìn thấy những viên gạch ở đó mang nhãn hiệu Wangtai”, tác giả Gerard Sasgas viết trong sách.
Tuy nhiên, chuyện “hô mưa gọi gió” nghề rượu của những người Hoa như Wangtai bắt đầu thay đổi, khi một ngày tháng 2.1891, sĩ quan hải quân Pháp Albert Calmette được cử đến Sài Gòn. Tài liệu ít ỏi cho biết đó là sáng kiến của thứ trưởng phụ trách các vấn đề thuộc địa Etienne, theo tiến cử của nhà khoa học Louis Pasteur.
Viện Pasteur Sài Gòn là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris. Và Albert Calmette, một trong những học trò của Louis Pasteur, được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành đầu tiên. Từ cơ sở tạm bợ là một lán gỗ trong khuôn viên Bệnh viện Grall, Calmette không chỉ tập trung nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm bản địa, ông đặc biệt chú tâm đến tìm hiểu men rượu Việt để đánh dạt “men Tàu”: “Vào tháng 7.1892, ông đệ trình một báo cáo dài hơn 100 trang trình bày chi tiết nghiên cứu của mình về rượu gạo của VN và Nhật Bản. Đầu tiên Calmette có danh sách 46 loại dược liệu và thảo dược tạo hương, khi kết hợp với bột gạo làm nền và nắm gạo nguyên cám, tạo nên một chiếc bánh men Tàu điển hình. Nhưng không như những nhà nghiên cứu trước đó vốn tập trung vào những loại thảo dược bí ẩn, Calmette linh cảm tác nhân của quá trình đường hóa nằm trong vỏ trấu của hạt gạo. Calmette giải mã bí ẩn của men Tàu…, mở cánh cửa cho việc sản xuất rượu gạo với quy mô công nghiệp”, sách đã dẫn tiết lộ.
Về nước, Calmette trở thành viện trưởng đầu tiên của Viện Pasteur ở Lille, nổi tiếng bằng các nghiên cứu về bệnh lao, cùng với công trình khoa học rượu gạo ở Đông Dương thành công. Sau khi liên kết lâu dài với vua gạo xứ Đông Dương A.R.Fontaine, giúp đại gia này “soán ngôi” của Vương Đại thì Calmette trở nên giàu “nứt đố đổ vách”.
 
Chân dung Albert Calmette
Chân dung Albert Calmette
Hé lộ sự ra đời của Đài Radio-Saigon
Không chỉ biết tận dụng chế độ độc quyền “thất nhân tâm” về rượu ở Đông Dương của Pháp để tìm kiếm lợi nhuận, “vua chum chum” A.R.Fontaine (từ mang hàm ý khinh thường của người Pháp dùng để gọi rượu gạo, xuất phát từ chum rượu, là loại vại to để làm nguội và chứa rượu sau khi nấu), còn là Chủ tịch và nhà sáng lập của Công ty vô tuyến Pháp - Đông Dương (CFIR). “Trạm phát sóng công suất cao nằm cách Paris 50 km về phía nam, từ đó tín hiệu sẽ được phát đi từ nửa vòng trái đất đến trạm thu phát sóng đặt tại Tân Phú (Sài Gòn), tín hiệu truyền qua dây điện thoại đến đài phát thanh mới được xây dựng của CFIR đặt tại Chí Hòa và sau đó được phát sóng đến toàn cõi Đông Dương, khắp châu Á và những nơi khác trên thế giới. Càng về sau này thì làn sóng điện từ Paris dần bị thay thế hẳn bởi các chương trình phát thanh bản xứ cho đến tháng 8.1945 khi Đài phát thanh Sài Gòn được lực lượng Việt Minh dùng để phát đi bản tin tuyên bố VN độc lập”, sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương tiết lộ.
 
Bìa sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương
Bìa sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương
“Sự ra đời của Đài Radio-Saigon vào năm 1930 cho ta thấy Đông Dương ngày càng kết nối không chỉ với các thuộc địa khác trong đế quốc mà còn có sự hội nhập tầm toàn cầu”, tác giả Gerard Sasgas nhận định.
Điều càng bất ngờ hơn nữa, A.R.Fontaine còn là nhà bảo trợ cho tập san nổi tiếng nhất Đông Dương là Đô thành hiếu cổ (Les Amis de Vieux Hue). Trong thư viện cá nhân của ông tìm thấy vô vàn những tác phẩm của các nhà trí thức Tây học VN như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh…
Fontaine qua đời ngày 14.7.1934 trong tình trạng không có ai trong gia đình bên cạnh, chỉ có vài bạn bè.
Theo Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.