Từ một bức tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chuyện là cô bé học trò vừa tặng tôi một bức tranh bằng màu acrylic. Dù chưa hiểu biết về hội họa nhưng tôi có cảm giác chất liệu này làm cho tranh vẽ tươi sáng hơn.

Khi bị gạn hỏi về lý do của món quà, em cười bảo chỉ là em muốn vậy thôi. Ừ, chỉ vậy mà làm tôi vui quá.

Chẳng biết người ta có quan trọng mục đích của sáng tạo nghệ thuật hay không nhưng mãi sau này, tôi không còn nghĩ nhiều về những lý do trong cuộc đời nữa. Có thể em chủ ý tặng tôi hoặc ban đầu chỉ muốn vẽ thôi, cứ vô tư và trong ngần như thế. Hoặc có thể tôi vô tình sở hữu được bởi vì đi ngang qua em ngay lúc bức họa đã vào nét cuối.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tôi đặt bức tranh lên bàn làm việc rồi mỗi ngày nhìn ngắm nó một chút. Thực ra, tôi luôn nghi ngờ về năng lực cảm thụ thẩm mỹ của mình, lại càng tự ti về khả năng trừu tượng hóa, nhất là khi đứng giữa một cuộc triển lãm tranh.

Những gì hội họa có thể chuyên chở luôn vượt quá sự hình dung của con người. Chưa kể, bản thân tôi gần như yêu nghệ thuật một cách đầy cảm tính. Thế nên xét trên góc độ chuyên môn, bàn về chuyện đẹp-xấu ở đây là điều không thể.

Cô bé vẽ một thảm cỏ xanh xanh nằm dưới tán rừng mà đôi ba cành cây đã bắt đầu thưa lá, trên nền cỏ ấy điểm xuyết vài bông hoa trăng trắng. Nền trời tỏa ra một màu da êm dịu.

Có vài ngày cuối tuần buộc chân tôi ở nhà bằng hàng tá công việc vụn vặt, không đầu không cuối. Thế là đành pha một ly cà phê rồi ngồi vào bàn ngay tắp lự. Nhưng cũng chính giây phút đó, tôi mới biết mình đang ngồi trước một cánh rừng.

Tôi nhìn nét cọ vẽ chiếc lá đang rơi, thấy một mùa thu nghiêng gió; nhìn màu sơn trắng trên từng mấu vỏ cây mà thấy được lòng thời gian sờn bạc. Bông hoa chớm nắng cho tôi hương xuân li ti. Đồng cỏ mượt như nhung cho tôi một dáng ngồi nhẹ nhõm đến mơ màng. Hình hài trước mắt rõ ràng chỉ là khung gỗ và tấm vải thô sơ nhưng sao tôi lại nhìn ra một nơi nào xa xôi lắm. Một nơi tôi chưa đến bao giờ!

Không sai khi nói bức tranh là vật thể nhưng đó là một vật thể mà có khi cả cuộc đời chúng ta cũng không tài nào hiểu thấu. Tôi biết, đồng cỏ ấy, bìa rừng ấy, chân trời ấy không hiển hiện để người ta có thể sờ, nắm nhưng lại chạm vào được nhờ lối đi tâm tưởng.

Tô vẽ cái cầu kỳ, lộng lẫy nhiều khi không khó bằng họa được cái hồn cốt đơn sơ của hoa cỏ tạo vật. Cũng như con người, tập sống chân thành khó hơn là kiểu cách.

Không biết khi vẽ bức tranh này, cô bé nhìn vào đâu nhưng giờ đây, ngồi ngắm tranh, tôi ngỡ mình vừa mới bước ra từ khoảng trời dịu ngọt ấy để nhìn sâu vào trái tim thánh thiện của em.

Nếu một ngày nào đó, bằng lý trí, tôi bỗng nhận ra bức tranh chưa thật cân xứng, hài hòa thì cũng không bao giờ đánh mất niềm tin về hình thù, màu sắc và những gì mà tôi mường tượng được hôm nay. Tôi đã đọc ở đâu đó rằng, một tác phẩm nghệ thuật không khác con người là mấy, có cả thể xác lẫn tâm hồn. Mà đời sống tâm hồn bao giờ cũng cần được quan tâm hơn hết.

Không phải là người quá cởi mở nhưng tôi luôn mong được kết nối với thế giới này theo một cách nào đó, bằng hết sự thiết tha của lòng mình. Từ hôm nhận được bức tranh, ước muốn ấy tự nhiên bùng dậy. Đi qua tháng năm và đón đợi tháng năm, sẽ đến lúc ngại nói câu chuyện riêng tư nhưng mấy niềm vui dung dị như thế này thì cứ muốn kể mãi.

Hơn 30 năm cũng được cho là nửa đời người, tôi vẫn đi tìm chính mình trong những điều nhỏ nhặt. Làm người đơn giản! Làm người bình thường! Để một lúc nào đẹp trời lại nhận được những món quà kỳ diệu. Như khi mang đến trước mặt tôi bức tranh này, cô bé đâu biết đã tặng cho cô giáo mình một trời mộng tưởng.

Có thể bạn quan tâm

Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Làng tôi

Làng tôi

(GLO)- Chuyến về quê lần này, tôi theo vợ chồng chú em Huỳnh Văn Hòa ra ruộng mướp vào một sáng mùa hè để tận hưởng không gian thoáng đãng cùng người làng tôi, đất làng tôi.
Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!