Tự động hóa giúp con người có thời gian sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Forbes, khi quy trình tự động hóa được áp dụng ở nơi làm việc đúng cách, người lao động sẽ có thêm thời gian dành cho việc sáng tạo và phát triển các kỹ năng mới.

Nhờ công nghệ, nhân viên văn phòng không cần phải hao tâm tổn sức với những công việc bàn giấy mất thời gian. Ảnh: Shutterstock
Nhờ công nghệ, nhân viên văn phòng không cần phải hao tâm tổn sức với những công việc bàn giấy mất thời gian. Ảnh: Shutterstock
Theo Forbes, khi quy trình tự động hóa được áp dụng ở nơi làm việc đúng cách, người lao động sẽ có thêm thời gian dành cho việc sáng tạo và phát triển các kỹ năng mới.
Tình trạng mất việc do bị máy móc thay thế đang là nỗi lo chung của người lao động ở những nước phát triển. Nhưng Nerys Mutlow - cố vấn tại Văn phòng Đổi mới Service Now cho rằng có nhiều cách để con người và máy móc cùng chung sống, hỗ trợ nhau phát triển mà không gây cản trở đối phương. Theo bà, người lao động nên sẵn sàng cho tâm thế học tập suốt đời để không bị tụt lại giữa thời đại công nghệ. Trợ lý giáo sư tại Đại học California (Mỹ) Matt Beane cũng chia sẻ quan điểm với Mutlow: “Hiện giờ tương lai của chúng ta rất mông lung, nhưng điều này cũng đồng nghĩa ta có thêm nhiều cơ hội”.
Phóng viên Forbes đã nói chuyện với Beane và Mutlow để hiểu rõ hơn lý do tại sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên nên áp dụng tự động hóa ở nơi làm việc. Họ đưa ra ba dự đoán về tương lai của tự động hóa trong môi trường làm việc.
Viễn cảnh đầu tiên là tự động hóa sẽ trở thành động lực thúc đẩy người lao động hoàn thiện bản thân, học thêm các kỹ năng mới để dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp. Mutlow khẳng định: “Chúng ta sẽ nâng cao tay nghề của nhân viên bằng cách giảm bớt những công việc nhàm chán, lặp lại. Ta lãng phí rất nhiều thời gian thực hiện các công việc thủ công. Nếu bớt được những việc đó, ta có nhiều thời gian hơn".

Tự động hóa cũng giúp các kỹ sư có thời gian sáng tạo thay vì hằng ngày phải thực hiện các quy trình lặp đi lặp lại. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tự động hóa cũng giúp các kỹ sư có thời gian sáng tạo thay vì hằng ngày phải thực hiện các quy trình lặp đi lặp lại. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Viễn cảnh thứ hai là con người có thể tập trung chất xám cho các hoạt động sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Mutlow cho rằng: “Con người rất thông minh, sáng tạo, khéo léo và luôn đổi mới. Chính con người đã tìm cách phát triển và nâng cao mô hình vận hành. Nhưng đôi khi ta không có thời gian suy tư vì các quy trình làm việc không hiệu quả khiến ta kiệt sức".
Viễn cảnh thứ ba là khi tự động hóa tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên và quá trình học việc của các thực tập sinh. Matt Beane lấy ví dụ từ ngành y hiện đại: “Nhờ phẫu thuật bằng robot, ta chỉ cần một bác sĩ phẫu thuật ở vùng nông thôn Wisconsin hoặc Maine và một y tá chứ không cần tới hai bác sĩ trong phòng”, điều này góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong ngành y.
Mặt khác, Beane cũng lưu ý rằng: “Cả một thế hệ thực tập sinh sẽ không còn cơ hội tham gia vào những ca phẫu thuật, làm việc với bác sĩ cấp cao ở bên cạnh giúp đỡ, hướng dẫn, huấn luyện và đưa ra phản hồi cho họ", tức tự động hóa sẽ khiến sự tiếp xúc giữa người với người trong môi trường làm việc giảm dần, do đó những thực tập sinh phải chủ động học hỏi, xoay sở mà không có ai giúp đỡ.
Để tránh tình trạng này trong các lĩnh vực khác, các công ty nên nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, khuyến khích nhân viên xác định con đường sự nghiệp. Beane tin vào khả năng thích nghi của con người: “Khi không được giáo dục hướng nghiệp, có những người sẽ chủ động tự học; họ sẽ tìm ra cách tiếp thu kiến thức trong thế giới mới mẻ, rộng lớn này. Tôi tin chắc rằng sự kết hợp giữa AI, công nghệ thực tế ảo, phần mềm và quy trình kỹ thuật lấy con người làm trung tâm có thể tạo ra các chương trình học việc tốt hơn so với thời kỳ trước khi có AI và internet".
Theo Mai Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.