Truy tố ông 'Thích Tâm Phúc' hai tội danh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù không có khả năng làm thủ tục tách thửa đất nhưng Nguyễn Minh Phúc đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T., sau đó thuê người làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả.
Bị can Nguyễn Minh Phúc tại cơ quan công an

Bị can Nguyễn Minh Phúc tại cơ quan công an

Ngày 12-7, Viện KSND huyện Củ Chi (TPHCM) đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để chuẩn bị xét xử bị can Nguyễn Minh Phúc (tự xưng là "sư thầy Thích Tâm Phúc", sinh năm 1983, ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM) hai tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Theo cáo trạng, năm 2021, bà L.T.H.T. (ngụ huyện Hóc Môn) có mua một thửa đất 420,3m2 (nằm trong thửa đất rộng diện tích 892,9m2) tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, với giá 2,4 tỷ đồng, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được.

Ngày 7-10-2022, bà L.T.H.T. thông qua ông L.V.V (ngụ huyện Củ Chi) giới thiệu và quen biết Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng. Phúc đồng ý, dù không có khả năng làm thủ tục tách thửa đất và cũng không có mối quan hệ nào để có thể làm thủ tục.

Phúc thỏa thuận với bà T. và anh V. làm thủ tục tách thửa đất với chi phí là 135 triệu đồng. Phúc nhận trước 70 triệu đồng.

Thông qua mạng xã hội, Phúc thuê làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả. Sau đó, Phúc đưa cho bà T. một giấy, còn một giấy giả và một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của bà T. thì Phúc cất. Phúc đợi đến khi bà T. đưa 65 triệu đồng còn lại mới đưa giấy giả thứ 2 cho bà.

Sau khi hành vi của Phúc bị phát hiện, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi Phúc vừa về lại Việt Nam, Công an huyện Củ Chi đã triệu tập Phúc để làm việc. Sau nhiều lần quanh co thì Phúc khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Từ năm 2000 đến năm 2010, Nguyễn Minh Phúc tu học tại chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn và chỉ mới làm lễ quy y, chưa xuất gia. Với danh tự xưng là Thích Tâm Phúc, ông nổi lên trên mạng xã hội với những đoạn video ghi lại các hành vi không phù hợp, gây hiểu lầm xã hội đối với người xuất gia.

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.