Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

Ba tuyến cáp quang biển APG, AAG và AAE-1 nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp sự cố đang tác động đến việc truy cập internet của Việt Nam. Cảm nhận rõ nhất là người dùng di động lướt face, youtube do server các nền tảng này đặt ở nước ngoài.
 
Kéo một tuyến cáp quang biển cập bờ biển tại Quy Nhơn.
Kéo một tuyến cáp quang biển cập bờ biển tại Quy Nhơn.
Theo ghi nhận, từ sáng ngày 26/12, cáp Asia Pacific Gateway - APG gặp sự cố trên nhánh S6, nâng tổng số tuyến cáp biển đang gặp sự cố lên 3 tuyến, gồm cả AAE-1 và AAG đã bị lỗi trước đó nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa.
Còn trước đó, 2 tuyến cáp quang biển khác là AAG và AAE-1 đều đang gặp phải sự cố, hiện vẫn chưa thể khắc phục. Cụ thể, tuyến cáp AAE-1 đang gặp lỗi dò nguồn (Shunt fault) tại vị trí sát vùng biển Hồng Kông (Trung Quốc). Với AAG, tuyến cáp quang biển này hiện gặp vấn đề ở 2 hướng kết nối Singapore và Trung Quốc.
Việt Nam hiện chỉ có tổng cộng 7 tuyến cáp quang biển, bên cạnh các tuyến cáp quang đất liền. Do vậy, sự cố với APG, AAG và AAE-1 cùng thời điểm này khiến nhiều người dùng Internet Việt cảm nhận việc truy cập chậm, gây bất tiện. Tuy nhiên, theo đại diện một số đơn vị cung cấp dịch vụ, từ kinh nghiệm xử lý các sự cố trước đó, đơn vị này sẽ tìm phương án định tuyến sang một số số tuyến cáp khác để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng không bị gián đoạn.
Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, dù đưa ra ước tính nhà mạng phải bù khoảng 50 – 60% dung lượng kết nối đi quốc tế do 3 tuyến cáp cùng gặp sự cố, nhưng chất lượng dịch vụ sẽ về mức bình thường sau vài ngày. Phần lớn lưu lượng Internet quốc tế là dành cho người dùng cá nhân, đặc biệt là người dùng băng rộng di động. Vì vậy, có lẽ nhóm người dùng cá nhân sẽ cảm nhận được sự thay đổi về tốc độ dễ nhất sau sự cố. Tuy nhiên, các nhà mạng thường là phản ứng khá nhanh để điều chỉnh bổ sung dung lượng.
Theo XM/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2030

(GLO)- Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 với quan điểm phát triển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để trở thành trung tâm khoa học và công nghệ mạnh, phát triển bền vững; góp phần đẩy mạnh tiềm lực khoa học và công nghệ...
Bác sĩ Việt Nam chuyển giao phương pháp phẫu thuật robot ở nước ngoài

Bác sĩ Việt Nam chuyển giao phương pháp phẫu thuật robot ở nước ngoài

(GLO)- Thông tin từ Bệnh viện Bình Dân (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, đơn vị này vừa cử các bác sĩ sang Philippines hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật robot điều trị ung thư đường tiêu hóa. Đây là lần thứ 3 các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho bác sĩ nước ngoài.